Ôtô, xăng dầu nhập khẩu đồng loạt giảm trong 5 tháng đầu năm
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 5/2016 ước tính đạt 15,0 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 7,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,6 tỷ USD, tăng 6,2%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Năm tăng 0,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 5,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,1%.
Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 66,3 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 27,2 tỷ USD, tăng 0,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 39,1 tỷ USD, giảm 1,9%.
Một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 10,6 tỷ USD, tăng 12,4%; vải đạt 4,2 tỷ USD, tăng 4,1%; chất dẻo đạt 2,4 tỷ USD, tăng 3%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 2,1 tỷ USD, tăng 3,3%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,7 tỷ USD, tăng 18,4%; sản phẩm hóa chất đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,4%; tân dược đạt 1 tỷ USD, tăng 25,2%.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 10,4 tỷ USD, giảm 8,6%; điện thoại và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD, giảm 4,8%; ôtô đạt 2,3 tỷ USD, giảm 1,4%, trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 927 triệu USD, giảm 23%; xăng dầu đạt 1,9 tỷ USD, giảm 21,2% (lượng tăng 27,6%); thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 1,2 tỷ USD, giảm 17,2%.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 5 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 19,2 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ[11]; ASEAN đạt 9,4 tỷ USD, giảm 4,2%; Nhật Bản đạt 5,7 tỷ USD, giảm 6,4%; EU đạt 3,8 tỷ USD, giảm 3,7%; Hoa Kỳ đạt 3,2 tỷ USD, tăng 4,4%; Hàn Quốc đạt 12,1 tỷ USD, tăng 6,4%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo