Petrolimex báo lãi lớn sau khi kêu lỗ để tăng giá
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), doanh nghiệp đầu mối lớn nhất trong ngành xăng dầu, vừa công bố báo cáo tài chính quí 3 với con số lợi nhuận cao có được từ hoạt động kinh doanh chính.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế trong kỳ đạt 1.579 tỷ đồng, tăng 53% so với mức 1.030 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm ngoái.
So với cùng kỳ, doanh thu của Petrolimex giảm 4.800 tỷ nhưng lợi nhuận gộp vẫn tăng tới 650 tỷ đồng.
Doanh thu thuần đạt 145,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 6,9 tỷ USD. Đây là doanh nghiệp có doanh thu lớn thứ 2 tại Việt Nam sau PetroVietnam.
Trước đó, Petrolimex đã có báo cáo tài chính quý II hợp nhất trình Ủy ban chứng khoán Nhà nước với kết quả lợi nhuận sau thuế 6 tháng tăng mạnh 84,4% so cùng kỳ, đạt 687 tỷ đồng.
9 tháng đầu năm 2013 lãi gấp rưỡi cùng kỳ năm ngoái, ấy thế nhưng nhìn lại một số lần tăng giá xăng dầu lần đây, lần nào doanh nghiệp xăng dầu cũng lặp đi lặp lại điệp khúc lỗ rồi xin tăng giá.
Tối 14/6, các mặt hàng xăng dầu tăng từ 220 đồng đến 420 đồng một lít.
Sau đó 14 ngày, tối 28/6, giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu trong nước lại tiếp tục tăng tối đa 305 - 370 đồng. Sau khi điều chỉnh, Petrolimex bán xăng RON 92 ở mức 24.110 đồng một lít.
Đến ngày 17/7, liên Bộ Tài chính - Công Thương đã “bất ngờ” cho phép các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tăng thêm gần 500 đồng/lít đối với các mặt hàng xăng dầu. Với mức giá bán lẻ 24.570 đồng/lít, hiện giá xăng đang cao nhất từ trước tới nay.
Chưa được nửa tháng sau khi tăng giá, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu lại tiếp tục kêu lỗ trong khi giá xăng dầu giảm mạnh.
Ngày 29/7, Chủ tịch HĐQT một DN đầu mối kinh doanh xăng dầu chia sẻ: "Kêu lỗ nhiều thì phản cảm, chẳng ai tin. Giá xăng vừa tăng, cũng không thể kêu cơ quan quản lý được nữa. Giai đoạn này tiếp tục chờ giá thế giới biến động giảm. Định mức cũng đã bị cắt giảm, chỉ mong người tiêu dùng hiểu nỗi khổ của DN đầu mối”.
Dù giải thích thế nào đi nữa thì rõ ràng đang có một sự phi lý lớn giữa số lãi của Petrolimex và điệp khúc kêu lỗ để tăng giá xăng dầu. Trong mọi giải thích của mình, DN thường lờ đi con số lãi ngàn tỷ mà luôn tận dụng tối đa quy định để lấy mức giá cao nhất của bình quân 30 ngày để báo cáo lên cơ quan quản lý để tránh phải giảm giá và tiếp tục thu lợi.
Bám vào quy định này nên DN vẫn thu lợi lớn và tiếp tục có quyền kêu lỗ không chịu giảm giá hay liên tục đòi tăng giá khi có thể. Tuy nhiên, món lợi ngàn tỷ và những kêu ca của DN và người dân về những khó khăn do tăng giá xăng dầu thường không nằm trong các tính toán của DN xăng dầu.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mạng 5G đã sẵn sàng, hướng đi nào để doanh nghiệp viễn thông 'đánh thức' tiềm năng thị trường?
Lượt cài đặt ứng dụng mua sắm trên toàn cầu tăng mạnh
Hỗ trợ vốn khởi nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ
Giá ngoại tệ ngày 27/12/2024: Đồng USD giảm giá
Đà Nẵng: Giám sát chặt chẽ việc lập hóa đơn điện tử kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa cho thị trường Tết 2025
Cột tin quảng cáo