Petrolimex dư hơn 1.000 tỷ đồng quỹ bình ổn xăng dầu
Số dư Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu trong quý II/2014 của tấ cả các DN xăng dầu đã tăng gần gấp đôi so với quý I/2014.
Bộ Tài chính vừa công bố về tình hình sử dụng và số dư Quỹ Bình ổn (BOG) giá xăng dầu quý II.
Theo đó, sau khi còn dư trên 842 tỷ đồng trong quý I/2014, số dư Quỹ BOG xăng dầu đã tăng lên gấp đôi trong quý II/2014. Cụ thể, tính đến hết ngày 30/6, số dư Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu là 1.594 tỷ đồng. Số trích Quỹ BOG trong quý II/2014 gần 1.137 tỷ đồng. Số sử dụng Quỹ BOG trong quý II khoảng 388,5 tỷ đồng.
Luôn dẫn đầu trong top doanh nghiệp có số dư quỹ BOG "khủng", tính tới ngày 30/6 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) dương trên 1.023 tỷ đồng. Kế đến là Tổng công ty Xăng dầu Quân đội dư khoảng 167 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (SaiGonPetro) có quỹ BOG dương khoảng 146 tỷ đồng.
Cũng giống với quý trước, Công ty CP lọc hóa dầu Nam Việt, Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hưng Phát... tiếp tục có số dư quỹ BOG âm trong quý II/2014, lần lượt 29 tỷ đồng, 13 tỷ đồng và gần 1,5 tỷ đồng.
Riêng Tổng Công ty Kỹ thuật và Đầu tư (PETEC) số dư quỹ đang âm gần 145 tỷ đồng.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, chính vì số dư Quỹ BOG đang dương, nên liên Bộ Tài chính – Công thương quyết định đưa tổng mức trích quỹ lên 500 đồng/lít. Bởi nếu không, căn cứ giữa chênh lệch giá cơ sở xăng RON 92 va giá bán lẻ thì mỗi lít xăng loại này phải tăng đủ 918 đồng/lít, thì doanh nghiệp mới không bị lỗ.
Tuy nhiên, sau đợt điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng thêm tối đa 420 đồng/lít xăng vào tối 7/7, hiện mỗi lít xăng RON 92 đã lập kỷ mục mới, 25.640 đồng/lít ở vùng 1 và 26.150 đồng/lít ở vùng 2. Nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, đáng lý liên Bộ Tài chính – Công thương cần giảm thuế, phí, thay vì tăng mức trích quỹ và tăng giá trực tiếp bán lẻ để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Hiện, tính tổng mức thuế, phí mà mỗi lít xăng phải chịu là khoảng 35% giá bán lẻ, tương đương 8.244 đồng/lít.
Thêm nữa, giải pháp tăng trích quỹ BOG theo một số chuyên gia thì chỉ là rút bớt tiền “tạm ứng” của người dân để bù cho thua lỗ của doanh nghiệp. Bởi, Quỹ BOG chính là tiền của người tiêu dùng đóng vào trước để khi có biến động giá xảy ra thì sử dụng quỹ này để bù đắp lại, không cho giá tăng lên. Do dó, người dân hoàn toàn không có lợi.
Theo Infonet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
Cột tin quảng cáo