Phải chăng châu Âu tự gây ra trì trệ?
Các chính trị gia thường thích hứa hẹn rằng khoảng thời gian tốt đẹp hơn đang ở phía trước. Tuy nhiên, những ngày này nhiều người lại khăng khăng tin rằng tình hình vẫn đang khá ảm đạm.
Năm nay có thể sẽ là một năm khá xấu cho nền kinh tế thế giới…
Trong bài diễn văn mới của mình, thủ tướng Đức Angela Merkel dự đoán rằng năm 2012 khu vực đồng Euro sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2011. Nicolas Sarkozy, Tổng thống Pháp, đã nói "đây là năm của tất cả các rủi ro". Cách đó khoảng nửa vòng trái đất, Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ, cảnh báo rằng Ấn Độ sẽ không coi tăng trưởng nhanh là hiển nhiên.
Theo một cách nào đó thì tình hình bi quan này có vẻ hơi cường điệu. Những tác động tồi tệ nhất, như sự sụp đổ đồng tiền chung của châu Âu hoặc sự tụt dốc của nền kinh tế Trung Quốc, là có thể tránh được. Một loạt số liệu thống kê mới nhất, đặc biệt là số liệu tốt hơn dự kiến về triển vọng sản xuất toàn cầu, là những bằng chứng chống lại sự sụt giảm đột ngột. Thậm chí, nước Mỹ còn có thể làm tốt hơn một chút so với dự báo. Nhìn chung, những tác động sẽ đến một cách từ từ, không quá khốc liệt: sản lượng toàn cầu có thể tăng trưởng lên 3%, thấp nhất kể từ năm 2009 và dưới mức trung bình của thập kỷ trước.
Tuy nhiên, theo một cách khác, những lời cảnh báo là thích đáng và hết sức đáng thất vọng. Lý do để đưa ra lời nhận xét về triển vọng mờ nhạt này là các chính trị gia, đặc biệt là các chính trị gia phương Tây, sẽ hầu như không làm gì để hỗ trợ (và có thể gây hại) cho nền kinh tế của họ.
Hãy bắt đầu luận bàn về châu Âu, hiện đang được xem như là bánh răng yếu nhất trong động cơ toàn cầu. Khu vực đồng Euro gần như chắc chắn đã rơi vào suy thoái, điều mà hầu hết các nhà dự báo mong đợi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và với mức độ không sâu: một nhóm người thường xuyên được báo Economist thăm dò ý kiến ước tính rằng sản lượng sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2012. Một cuộc suy thoái nhẹ giả định rằng mặc dù có chút ngập ngừng các nhà hoạch định chính sách châu Âu sẽ chạy đua để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của họ; rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giảm nguy cơ về một thảm họa nợ công với quy định mới về tính thanh khoản trong vòng ba năm đối với các ngân hàng; và rằng tác động của chính sách cắt giảm tài chính tăng trưởng sẽ ngắn gọn và khiêm tốn.
Những hy vọng đó có thể đã được đặt sai chỗ. Sự không chắc chắn về tương lai của khu vực đồng Euro vẫn là một vấn đề hóc búa, nhất là bởi vì các chính trị gia khu vực này đang tập trung vào việc ngăn chặn lãng phí trong tương lai hơn là hỗ trợ các nền kinh tế thành trì hôm nay. Mặc dù đã có hình thức tiêm thanh khoản của ECB, các ngân hàng dường như không muốn mua nhiều trái phiếu chính phủ. Và bởi vì chỉ riêng Ý và Tây Ban Nha đã cần phải trả khoản nợ 150 tỷ euro (khoảng 195 tỷ đô la) trong ba tháng đầu năm nay, sự xung đột ở đây là những lo ngại về nợ quốc gia sẽ tăng cường. Một vòng tròn chết người của sự tăng trưởng yếu là thâm hụt ngân sách lớn hơn và chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh hơn sẽ được thiết lập. Đối với Tây Ban Nha, nơi mà chính phủ mới cho thấy thâm hụt ngân sách năm 2011 sẽ tồi tệ hơn dự kiến (8% GDP thay vì 6% như dự báo) và ngay lập tức công bố chính sách cắt giảm chi tiêu mới và tăng thuế để bù đắp. Nếu biện pháp này không có hiệu quả, suy thoái châu Âu có thể sẽ trở nên khủng khiếp.
Trong bài diễn văn mới của mình, thủ tướng Đức Angela Merkel dự đoán rằng năm 2012 khu vực đồng Euro sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2011. Nicolas Sarkozy, Tổng thống Pháp, đã nói "đây là năm của tất cả các rủi ro". Cách đó khoảng nửa vòng trái đất, Manmohan Singh, Thủ tướng Ấn Độ, cảnh báo rằng Ấn Độ sẽ không coi tăng trưởng nhanh là hiển nhiên.
Theo một cách nào đó thì tình hình bi quan này có vẻ hơi cường điệu. Những tác động tồi tệ nhất, như sự sụp đổ đồng tiền chung của châu Âu hoặc sự tụt dốc của nền kinh tế Trung Quốc, là có thể tránh được. Một loạt số liệu thống kê mới nhất, đặc biệt là số liệu tốt hơn dự kiến về triển vọng sản xuất toàn cầu, là những bằng chứng chống lại sự sụt giảm đột ngột. Thậm chí, nước Mỹ còn có thể làm tốt hơn một chút so với dự báo. Nhìn chung, những tác động sẽ đến một cách từ từ, không quá khốc liệt: sản lượng toàn cầu có thể tăng trưởng lên 3%, thấp nhất kể từ năm 2009 và dưới mức trung bình của thập kỷ trước.
Tuy nhiên, theo một cách khác, những lời cảnh báo là thích đáng và hết sức đáng thất vọng. Lý do để đưa ra lời nhận xét về triển vọng mờ nhạt này là các chính trị gia, đặc biệt là các chính trị gia phương Tây, sẽ hầu như không làm gì để hỗ trợ (và có thể gây hại) cho nền kinh tế của họ.
Hãy bắt đầu luận bàn về châu Âu, hiện đang được xem như là bánh răng yếu nhất trong động cơ toàn cầu. Khu vực đồng Euro gần như chắc chắn đã rơi vào suy thoái, điều mà hầu hết các nhà dự báo mong đợi chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và với mức độ không sâu: một nhóm người thường xuyên được báo Economist thăm dò ý kiến ước tính rằng sản lượng sẽ giảm xuống 0,5% vào năm 2012. Một cuộc suy thoái nhẹ giả định rằng mặc dù có chút ngập ngừng các nhà hoạch định chính sách châu Âu sẽ chạy đua để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của họ; rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giảm nguy cơ về một thảm họa nợ công với quy định mới về tính thanh khoản trong vòng ba năm đối với các ngân hàng; và rằng tác động của chính sách cắt giảm tài chính tăng trưởng sẽ ngắn gọn và khiêm tốn.
Những hy vọng đó có thể đã được đặt sai chỗ. Sự không chắc chắn về tương lai của khu vực đồng Euro vẫn là một vấn đề hóc búa, nhất là bởi vì các chính trị gia khu vực này đang tập trung vào việc ngăn chặn lãng phí trong tương lai hơn là hỗ trợ các nền kinh tế thành trì hôm nay. Mặc dù đã có hình thức tiêm thanh khoản của ECB, các ngân hàng dường như không muốn mua nhiều trái phiếu chính phủ. Và bởi vì chỉ riêng Ý và Tây Ban Nha đã cần phải trả khoản nợ 150 tỷ euro (khoảng 195 tỷ đô la) trong ba tháng đầu năm nay, sự xung đột ở đây là những lo ngại về nợ quốc gia sẽ tăng cường. Một vòng tròn chết người của sự tăng trưởng yếu là thâm hụt ngân sách lớn hơn và chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh hơn sẽ được thiết lập. Đối với Tây Ban Nha, nơi mà chính phủ mới cho thấy thâm hụt ngân sách năm 2011 sẽ tồi tệ hơn dự kiến (8% GDP thay vì 6% như dự báo) và ngay lập tức công bố chính sách cắt giảm chi tiêu mới và tăng thuế để bù đắp. Nếu biện pháp này không có hiệu quả, suy thoái châu Âu có thể sẽ trở nên khủng khiếp.
Những mối bận tâm mới
Theo cách đó, khu vực đồng Euro đang phủ bóng đen tối nhất lên nền kinh tế thế giới, nhưng không phải là khu vực duy nhất. Các thị trường mới nổi có thể sẽ vấp ngã. Mộ̣t cách rõ ràng, nền kinh tế của Trung Quốc đang giảm nhiệt. Và ngay cả khi, dường như có khả năng, Bắc Kinh nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô một cách khéo léo và đủ để ngăn chặn tình trạng nền kinh tế xuống dốc, tốc độ tăng trưởng năm nay có khả năng không quá 8%. Tình hình tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc sẽ làm giảm giá cả hàng hóa, và là một cú đánh thẳng vào xuất khẩu của châu Mỹ Latinh. Thêm vào đó là một số vấn đề địa phương (ví dụ, Ấn Độ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn, giảm lòng tin và lạm phát cao) và các hiệu ứng gợn sóng của cuộc khủng hoảng Euro (sẽ tác động mạnh vào tăng trưởng ở Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ) và việc các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng chỉ khoảng 5% là hợp lý.
Ngoài việc suy thoái toàn cầu năm 2009, có lẽ đây sẽ là thành tích yếu nhất của các nước này trong một thập kỷ.
Nếu một sự bất ngờ có tính tích cực xuất hiện, thì có khả năng sự bất ngờ ấy sẽ đến từ Hoa Kỳ. Điều bất ngờ đó không phải là tăng trưởng của nước Mỹ sẽ tăng cao, mà là những sự kỳ vọng về nền kinh tế lớn nhất thế giới là quá thấp. Các nhà dự báo chuyên nghiệp đều đồng ý rằng GDP của Mỹ sẽ tăng lên 2% trong năm 2012, dưới mức giới hạn tốc độ cơ bản của nó và quá chậm chạp trong việc đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống.
Điều đó có thể chứng minh tình hình có chút quá ảm đạm. Không giống như châu Âu, Mỹ đã điều tiết tốc độ thắt chặt tài chính của mình, nhờ vào sự gia hạn tạm thời của việc cắt giảm thuế tiền lương. Gánh nặng nợ nần của các hộ gia đình đã giảm, thị trường nhà đất có dấu hiệu của sự ổn định và thị trường lao động xuất hiện dấu hiệu mong manh của sự sống. Nhưng triển vọng của nước Mỹ, giống như châu Âu, vẫn ảm đảm bởi sự bất ổn chính trị.
Việc cắt giảm thuế tiền lương chỉ được kéo dài trong hai tháng, đảm bảo rằng những tháng còn lại của năm sẽ được nhấn mạnh với các cuộc đụng độ tài chính, ngay cả chính phủ Mỹ không làm gì để đối phó với mớ hỗn độn tài chính của mình trong trung hạn, hoặc để giải quyết ổn thỏa việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu ở mức độ cao đang dần hiện ra trong giai đoạn cuối năm 2012 theo quy định của pháp luật hiện hành. Và đây sẽ là công thức để nghiền nát lòng tin và làm cho các nhà đầu tư sợ hãi.
Lịch sử đã chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ kéo theo nền kinh tế yếu kém. Tuy nhiên, một vài vết thương hiện tại là không cần thiết. Sẽ không có lời bào chữa nào đối với việc thiếu rõ ràng xung quanh tương lai của khu vực đồng euro, cũng như đối với tình trạng tê liệt tài chính của Mỹ. Các nước châu Âu không cần thiết phải dà̀n xếp các vấn đề của các nền kinh tế ngoại vi với một chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn. Một cách tiếp cận hiệu chuẩn với nhiều tài chính hơn và nhiều cải cách cơ cấu hơn sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều. Các chính trị gia không có năng lực đã đặt một gánh nặng lớn lên ngân hàng trung ương, và như vậy đòi hỏi phải có các biện pháp trái với thông lệ hơn, chẳng hạn như nới lỏng định lượng. Điều đó sẽ giảm bớt tác động, nhưng nó sẽ không bù đắp những sai lầm của các chính trị gia. Có vẻ như năm 2012 sẽ là một năm trì trệ do các quốc gia này tự gây ra.
Theo Tamnhin.net
Theo cách đó, khu vực đồng Euro đang phủ bóng đen tối nhất lên nền kinh tế thế giới, nhưng không phải là khu vực duy nhất. Các thị trường mới nổi có thể sẽ vấp ngã. Mộ̣t cách rõ ràng, nền kinh tế của Trung Quốc đang giảm nhiệt. Và ngay cả khi, dường như có khả năng, Bắc Kinh nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô một cách khéo léo và đủ để ngăn chặn tình trạng nền kinh tế xuống dốc, tốc độ tăng trưởng năm nay có khả năng không quá 8%. Tình hình tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc sẽ làm giảm giá cả hàng hóa, và là một cú đánh thẳng vào xuất khẩu của châu Mỹ Latinh. Thêm vào đó là một số vấn đề địa phương (ví dụ, Ấn Độ phải đối mặt với thâm hụt ngân sách lớn, giảm lòng tin và lạm phát cao) và các hiệu ứng gợn sóng của cuộc khủng hoảng Euro (sẽ tác động mạnh vào tăng trưởng ở Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ) và việc các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng chỉ khoảng 5% là hợp lý.
Ngoài việc suy thoái toàn cầu năm 2009, có lẽ đây sẽ là thành tích yếu nhất của các nước này trong một thập kỷ.
Nếu một sự bất ngờ có tính tích cực xuất hiện, thì có khả năng sự bất ngờ ấy sẽ đến từ Hoa Kỳ. Điều bất ngờ đó không phải là tăng trưởng của nước Mỹ sẽ tăng cao, mà là những sự kỳ vọng về nền kinh tế lớn nhất thế giới là quá thấp. Các nhà dự báo chuyên nghiệp đều đồng ý rằng GDP của Mỹ sẽ tăng lên 2% trong năm 2012, dưới mức giới hạn tốc độ cơ bản của nó và quá chậm chạp trong việc đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống.
Điều đó có thể chứng minh tình hình có chút quá ảm đạm. Không giống như châu Âu, Mỹ đã điều tiết tốc độ thắt chặt tài chính của mình, nhờ vào sự gia hạn tạm thời của việc cắt giảm thuế tiền lương. Gánh nặng nợ nần của các hộ gia đình đã giảm, thị trường nhà đất có dấu hiệu của sự ổn định và thị trường lao động xuất hiện dấu hiệu mong manh của sự sống. Nhưng triển vọng của nước Mỹ, giống như châu Âu, vẫn ảm đảm bởi sự bất ổn chính trị.
Việc cắt giảm thuế tiền lương chỉ được kéo dài trong hai tháng, đảm bảo rằng những tháng còn lại của năm sẽ được nhấn mạnh với các cuộc đụng độ tài chính, ngay cả chính phủ Mỹ không làm gì để đối phó với mớ hỗn độn tài chính của mình trong trung hạn, hoặc để giải quyết ổn thỏa việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu ở mức độ cao đang dần hiện ra trong giai đoạn cuối năm 2012 theo quy định của pháp luật hiện hành. Và đây sẽ là công thức để nghiền nát lòng tin và làm cho các nhà đầu tư sợ hãi.
Lịch sử đã chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ kéo theo nền kinh tế yếu kém. Tuy nhiên, một vài vết thương hiện tại là không cần thiết. Sẽ không có lời bào chữa nào đối với việc thiếu rõ ràng xung quanh tương lai của khu vực đồng euro, cũng như đối với tình trạng tê liệt tài chính của Mỹ. Các nước châu Âu không cần thiết phải dà̀n xếp các vấn đề của các nền kinh tế ngoại vi với một chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn. Một cách tiếp cận hiệu chuẩn với nhiều tài chính hơn và nhiều cải cách cơ cấu hơn sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều. Các chính trị gia không có năng lực đã đặt một gánh nặng lớn lên ngân hàng trung ương, và như vậy đòi hỏi phải có các biện pháp trái với thông lệ hơn, chẳng hạn như nới lỏng định lượng. Điều đó sẽ giảm bớt tác động, nhưng nó sẽ không bù đắp những sai lầm của các chính trị gia. Có vẻ như năm 2012 sẽ là một năm trì trệ do các quốc gia này tự gây ra.
Theo Tamnhin.net
Doanh nghiệp tiêu biểu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo