Môi trường

Phải đền rừng

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông vừa kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh buộc một số doanh nghiệp được giao làm “chủ rừng” từ năm 2004 đến nay, phải đền rừng vì để mất rừng.

 

Một cán bộ kiểm lâm cho biết việc buộc chủ rừng chịu trách nhiệm khôi phục lại hiện trạng ban đầu ở Đăk Nông vẫn chưa có tiền lệ. Trong khi đó, hầu hết diện tích rừng bị phá không có khả năng phục hồi...
 

Trồng bao nhiêu phá bấy nhiêu
 

Từ đầu năm 2004 đến cuối tháng 4/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã cho 34 doanh nghiệp thuê gần 24.000 ha đất rừng, chưa kể 11.000 ha góp vốn vào Công ty Cổ phần Cao su Phú Riềng – Đắk Nông.

Theo dự án được phê duyệt, các doanh nghiệp trên sẽ trồng 10.433ha rừng, cao su và một số cây trồng khác. Tuy nhiên, đến cuối tháng 9/2011, các doanh nghiệp mới chỉ trồng được hơn 4.100 ha rừng và cao su nhưng lại để mất tới hơn 4.300ha rừng tự nhiên được giao quản lý.

 

Dân di cư tự do, một trong những nguyên nhân khiến rừng ở Tây Nguyên bị chặt phá hàng ngày.

 

Sau khi được bàn giao thực địa, hầu hết các doanh nghiệp đã để tình trạng phá rừng diễn ra hết sức trầm trọng. Thậm chí, có doanh nghiệp sau khi được giao đất để thực hiện dự án nhưng lại không triển khai dự án, để toàn bộ diện tích rừng bị phá trắng.

 

Điển hình là dự án của Công ty TNHH Ngọc Thạch (xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức) với 451 ha rừng bị người dân phá trắng; dự án của Công ty cổ phần chế biến gỗ Thăng Long (xã Trường Xuân, huyện Đăk Song) với 516 ha rừng bị “cạo trọc”…

 

Ngoài ra, một số doanh nghiệp được giao với diện tích rừng lớn nhưng không thực hiện dự án mà xẻ bán cho người dân để trục lợi. Điển hình như Công ty TNHH Mai Hưng Việt Trung, Công ty TNHH Thịnh An Khương. Điều dư luận ở Đăk Nông hết sức bức xúc là dù rừng bị phá nghiêm trọng nhưng chưa thấy một chủ rừng nào bị xử lý!

 

Trị thẳng tay!

 

Theo quy định, nếu các "chủ rừng" để mất rừng, ngoài việc bị xử phạt hành chính, nếu nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự. Nhưng thực tế ở Đăk Nông quy định này vẫn chỉ trên… giấy.
 

“Đã đến lúc ngành chức năng tỉnh Đăk Nông phải “trị thẳng tay” với nhà đầu tư, không để xảy ra tình trạng các nhà đầu tư xem thường pháp luật và “nhờn thuốc” như thời gian qua…”, ông Vũ Minh Khôi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông, cương quyết.

 

 

 

Để có biện pháp cứng rắn, răn đe các doanh nghiệp, vừa qua Sở đã đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh thu hồi hàng loạt dự án của các công ty như: Công ty Ngọc Thạch, Luân Thịnh, Thăng Long… và buộc các doanh nghiệp này phải bồi thường hơn 446ha rừng. Đối với 9 doanh nghiệp không bị thu hồi dự án, Sở yêu cầu bồi thường giá trị hơn 1.500ha rừng.

 

 

 

Chỉ cần tính 100m

3

/ha (trữ lượng thấp nhất của rừng khoanh nuôi) và giá gỗ 3 triệu đồng/m

3

(loại gỗ thường) thì các doanh nghiệp này phải bồi thường khoảng 600 tỷ đồng. Ngoài ra, các doanh nghiệp để mất rừng với diện tích lớn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo công an tỉnh xử lý hình sự.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo