Phân bón nhập từ Trung Quốc giảm mạnh nhưng vẫn đứng đầu
Như vậy, với số lượng trên đã đưa khối lượng phân bón nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2016 đạt 561 nghìn tấn với giá trị đạt 167 triệu USD, tăng 0,6% về khối lượng nhưng lại giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 46 nghìn tấn với giá trị đạt 12 triệu USD, tăng gấp hơn 3,7 lần về khối lượng và tăng hơn 3,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015; phân SA ước đạt 123 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 16 triệu USD, giảm 19,1% về khối lượng và giảm 23% về giá trị so với năm 2015.
Theo Bộ NN&PTNT, nguồn phân bón nhập khẩu vẫn chủ yếu từ Trung Quốc. Cụ thể, trong tháng 1 năm 2016, khối lượng và giá trị phân bón nhập khẩu từ thị trường này giảm đáng kể (khoảng 13,7% về khối lượng và 23,1% về giá trị) so với cùng kỳ năm 2015 nhưng vẫn chiếm thị phần cao nhất với khoảng 34,6%.
Trong khi đó, thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Malaixia (tăng hơn 6 lần) tiếp theo là Canada (tăng gấp hơn 3 lần). Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất là Nga, giảm tới 84,6% về khối lượng và 86,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững