Pháo phản lực Mỹ điều đến Syria nguy hiểm thế nào?
Ngày 15/6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hai tổ hợp Pháo Phản lực Cơ động cao (HIMARS) được Mỹ đưa tới al-Tanf có thể không phải để chống lại phiến quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, theo tin tức trên báo VOV.
Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: "Việc triển khai bất cứ loại vũ khí nào trên lãnh thổ Syria... phải được chính phủ của quốc gia có chủ quyền này thông qua".
"Các lực lượng trong liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu nhiều lần tấn công phe chính phủ Syria đang đối phó IS gần biên giới với Jordan. Không quá khó để đoán hành động trên còn tiếp tục xảy ra và HIMARS sẽ được sử dụng", tuyên bố cho biết thêm.
Chính phủ Syria trong tuần này đã tuyên bố giành lại được lãnh thổ ở khu vực al-Tanf.
Trước đó, cùng ngày, Lầu Năm Góc đã xác việc nhận triển khai các tổ hợp Pháo Phản lực Cơ động cao (HIMARS), hệ thống phóng rocket gắn trên xe tải từ Jordan tới để bảo vệ căn cứ al-Tanf, nơi Mỹ huấn luyện các lực lượng chống IS. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không tiết lộ số lượng HIMARS được triển khai tại đây.
Hệ thống HIMARS của Mỹ được đánh giá là một trong những loại vũ khí phóng loạt nguy hiểm nhất hiện nay, ngoài đạn rocket, nó còn có khả năng phóng tên lửa chiến thuật đáng sợ tầm ngắn MGM-140 với tầm bắn xa 300km, cùng một đầu đạn nặng tới 560 kg, theo tin tức trên báo ANTĐ.
HIMARS chính là biến thể thu gọn của loại pháo phản lực M270 nhưng dùng khung gầm bánh lốp 6x6 thay vì bánh xích. Xe được lắp động cơ diesel Caterpillar 3115 ATAAC dung tích 6,6 lít có công suất 290 mã lực cho tốc độ tối đa 85 km/h, tầm hoạt động 480 km. Phương tiện này leo được dốc 60 độ, vượt chướng ngại vật cao 0,6m và và lội nước sâu 0,9 m.
Mỹ đã từng dùng HIMARS để chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria, tuy nhiên, đó là khi pháo phản lực này được phóng từ căn cứ tại Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Hệ thống này cũng từng được điều tới Iraq để nhắm vào các vị trí IS.
End of content
Không có tin nào tiếp theo