Pháp luật

Băng nhóm người nước ngoài dùng mạng xã hội lừa đảo hàng tỷ đồng

Với thủ đoạn trả thuế, phí để nhận quà từ nước ngoài gửi về, các đối tượng này đã lừa đảo các quý bà hàng tỷ đồng.

Truy bắt 2 thanh niên cướp tiệm vàng táo tợn ở TPHCM / Sóc Trăng: Chém chết người vì nghi nạn nhân từng chém mình

Ngày 2/5, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố bị can Charles Onyedikachi Nnamoko (sinh năm 1997, quốc tịch Nigeria) cùng 3 đồng phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cư trú bất hợp pháp

Theo kết luận điều tra, tháng 11/2017, Charles Onyedikachi Nnamoko (gọi tắt là Charles) và Izuchukwu Williams Ezeh (sinh năm 1991, gọi tắt là Williams)nhập cảnh vàoViệt Nam.

Sau khi hếtvisa,Charles và Williams tiếp tục ở lại, cư trú bất hợp pháp tại Việt Nam, không có nghề nghiệp ổn định. Trong thời gian này, thông qua các mối quan hệ giữa các đối tượng người châu Phi, Charles được Cash Money (chưa rõ lai lịch) lôi kéo vào hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò cung cấp tài khoản ngân hàng để nhận, rút tiền lừa đảo.

Băng nhóm người nước ngoài dùng mạng xã hội lừa đảo hàng tỷ đồng - 1
Ảnh minh họa.

Tháng 11/2018, thông qua mạng xã hội, Charles quen biết và lôi kéo Williams vào đường dây lừa đảo với điều kiện William phải có bạn gái là người Việt Nam để thực hiện các cuộc gọi điện thoại lừa đảo; đồng thời thỏa thuận mỗi “phi vụ” chót lọt thì Williams sẽ được hưởng 10% số tiền chiếm đoạt của bị hại.

Tháng 12/2018, Charles quen biết với Ngô Trịnh Mai Trân (sinh năm 1994, tại TPHCM) và nhờ Trân mở các tài khoản ngân hàng.Trân biết mục đích của việc làm trên là để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn giúp sức cho Charles.

Cũng trong khoảng thời gian trên, Williams quen biết và sống chung như vợ chồng với Lù Thị Thanh Thúy (sinh năm 1993, tại Tân Bình). Trong thời gian sinh sống, William yêu cầu Thúy giả danh là cán bộ hải quan gọi điện thoại cho các bị hại thông báo họ có các gói hàng từ nước ngoài chuyển về và yêu cầu chuyển tiền vào số tài khoản chỉ định để được nhận hàng.

Wiliams cho Thúy biết đây là công việc lừa đảo nhưng để có tiền gia hạn visa và vốn làm ăn nên Thúy giúp Williams thực hiện hành vi phạm tội.

Các bị can thực hiện hành vi lừa đảo theo phương thức qua ứng dụng WhatsApp. Charles gửi thông tin người bị hại (họ tên, địa chỉ, số điện thoại) bằng tiếng Anh, trao đổi kịch bản lừa đảo và số tiền chuyển từng lần bằng tiếng Igbo cho Williams xem.

 

Tiếp đó, Williams sử dụng Google dịch để dịch sang tiếng Việt và cho Thúy xem thông tin để Thúy thực hiện các cuộc gọi điện thoại. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 6 bị hại với số tiền là 4,68 tỷ đồng.

Thủ đoạn gửi tiền làm từ thiện

Đơn cử như trường hợp của bà B.T.N. (sinh năm 1963, tại Hà Nội). Vào đầu tháng 3/2019, một đối tượng sử dụng Facebook “Sutanovac Tyler” làm quen với bà N..

Charles tự xưng mình là quân nhân Hoa Kỳ, đang ở chiến trường Afghanistan đang có một số tiền lớn (USD), mong muốn làm từ thiện tại Việt Nam và một số quốc gia nghèo tại Châu Á nhưng chưa tin tưởng được ai giữ hộ tiền. Sau thời gian làm quen thì Sutanovac Tyler nhờ bà N. giữ hộ tiền và cùng làm từ thiện.

Cuối tháng 3/2019, Sutanovac Tyler thông báo cho bà N. biết sẽ chuyển cho bà N. một gói hàng trị giá 1,5 triệu USD (gồm cả hàng và tiền mặt) và yêu cầu bà N. cung cấp thông tin cá nhân để nhận gói hàng.

 

Ngày 31/3/2019, Charles gửi thông tin cá nhân bà N. cho Williams để Thúy thông báo bà N. có gói hàng từ nước ngoài chuyển về nước, đồng thời, yêu cầu bà N. thanh toán phí, thuế để nhận gói hàng và được bà N. đồng ý.

Lấy lý do bên trong gói hàng có quá nhiều tiền nên các đối tượng đã liên tục gọi điện thoại yêu cầu bà N. chuyển tiền. Từ ngày 1 - 6/4/2019, bà N. đã chuyển tiền 11 lần với số tiền 1,18 tỷ đồng, trong đó, có 9 lần chuyển vào số tài khoản của Trân.

Cơ quan an ninh xác định, Charles là đối tượng chủ mưu, cầm đầu hưởng lợi 90% số tiền chiếm đoạt được từ bà N. Còn Williams và Thúy là đồng phạm giúp sức và được hưởng lợi 10%.

Quá trình điều tra, Charles và Williams khai không biết đối tượng sử dụng Facebook Sutanovac Tyler và không có tài liệu về đối tượng này nên không chứng minh được mối quan hệ giữa Sutanovac Tyler và Charles.

Ngoài các bị can trên, cơ quan điều tra còn xác định bị can Dương Thị Thanh Trúc, được xác định là người giúp sức cho Charles chiếm đoạt tiền bà N.. Tuy nhiên, Trúc đã trốn khỏi địa phương nên cơ quan điều tra quyết định truy nã.

 

Trong vụ án này, có 9 người mở tài khoản cho người khác sử dụng, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vi phạm tới Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, chi nhánh tỉnh Hà Nam để xử lý theo quy định.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm