Pháp luật

Cảnh báo về nguyên nhân của hàng loạt những vụ án giết người dã man

Những vụ án giết người dã man vừa qua đã để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình nạn nhân, là nỗi ám ảnh cho xã hội khi tội ác có thể nảy sinh bất cứ lúc nào trong cuộc sống.

Cán bộ công an quận "cắm" ôtô lấy tiền buôn ma túy / NHỮNG VỤ ÁN RÚNG ĐỘNG DƯ LUẬN TUẦN QUA: Bóp cổ vợ đến chết vì nghi ngoại tình, mất mạng vì nợ tiền dân xã hội đen

270 giờ trốn chạy của kẻ giết người vượt biên sang Trung Quốc Kẻ cầm đầu vụ giết người tại cửa hàng làm đẹp lĩnh án 20 năm tù; hành trình điều tra, truy bắt đối tượng dùng súng giết người tại Đức Thọ Bắt nhiều nghi phạm giết người hàng loạt; đang đêm, một người bình thường sang nhà hàng xóm “tàn sát” giết chết 3 người, đâm bị thương 4 người mà không rõ nguyên nhân; người mẹ trẻ 22 tuổi chỉ vì muốn bỏ nhà và mang 2 con nhỏ đi theo, khi thấy con khóc đã cầm gối đè lên mặt khiến 2 con ngạt thở… Những vụ án giết người dã man vừa qua đã để lại nỗi đau khôn nguôi cho gia đình nạn nhân, là nỗi ám ảnh cho xã hội khi tội ác có thể nảy sinh bất cứ lúc nào trong cuộc sống.

Cách đây 5 ngày, người mẹ trẻ ở ấp Hòa Bình, xã Bình Lợi, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang giết 2 con ruột đã khiến dư luận đau xót. Nạn nhân là cháu Phạm Thành Lãm (2 tuổi) và Phạm Thanh Ngân (1 tuổi), con của chị Nguyễn Thị Thảo (22 tuổi) và anh Phạm Thanh Vũ (38 tuổi).

Hiện trường người mẹ giết hại hai con ruột ở Kiên Giang.
Hiện trường người mẹ giết hại hai con ruột ở Kiên Giang.

Có lẽ, khi bị mẹ giết hại, hai đứa nhỏ đó không hiểu vì sao mẹ lại ra tay giết hại chúng. Còn người mẹ, tới khi bị bắt vẫn còn ngơ ngác. Thảo khai do muốn bỏ nhà và mang 2 đứa con đi nhưng sợ không nuôi nổi chúng. Khi thấy con khóc đã cầm gối đè lên mặt khiến 2 con ngạt thở. Theo hàng xóm cho biết, Thảo gần đây có biểu hiện trầm cảm.

Trước đó, ngày 3-9, Công an huyện Cần Giuộc (Long An) đã bắt Võ Thị Thanh Hoàng (31 tuổi, trú tại thị trấn Cần Giuộc) để điều tra về hành vi “Giết người”. Nạn nhân là con ruột của Hoàng, cháu Lê Tấn Đạt (2 tuổi). Theo điều tra được biết, do mâu thuẫn vợ chồng, Hoàng đã giết bé Đạt sau đó tự sát. Khi người dân phát hiện hai mẹ con nằm bất động tại nhà nghỉ ở ấp Tri Yên, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc với nhiều vết thương trên người đã đưa họ đi cấp cứu. Tuy nhiên cháu Đạt đã tử vong, người mẹ được cứu sống.

Vụ án rúng động nhất mới đây là vào rạng sáng 25-9-2018 Nguyễn Văn Tiến (56 tuổi, trú tại xã Phú Mỹ, huyện Lương Phú, tỉnh Thái Nguyên) đột nhập vào hai nhà hàng xóm giết hại 3 người và đâm 4 người bị thương. Kẻ cuồng sát 7 người khai rằng, do hắn mất ngủ thường xuyên và trước đó có mâu thuẫn với gia đình bị hại nên hắn trả thù. Và 0h30 phút ngày 25-9 đang ngủ trong nhà, Tiến vùng dậy cầm dao sang nhà hàng xóm giết người. Người nhà nạn nhân cho biết, họ không có mâu thuẫn với Tiến, chỉ cách đây hơn 1 năm có một tranh chấp rất nhỏ, không đáng để hắn ra tay đoạt mạng cả “đại gia đình”.

Hàng loạt những vụ án rúng động xảy ra liên tiếp khiến dư luận không khỏi đặt câu hỏi, liệu có những cảnh báo hay giải pháp nào nào để tội ác không tiếp tục bột phát?

Theo PGS.TS, Đại tá Đỗ Cảnh Thìn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm, Viện Khoa học Cảnh sát (Học viện CSND) thì, các vụ án giết người vẫn xảy ra từ xưa đến nay nguyên nhân và điều kiện phạm tội chủ yếu là do mâu thuẫn trong tình ái, mâu thuẫn tình cảm, mâu thuẫn trong làm ăn, tranh chấp kinh tế, tranh chấp quyền lực và cũng có thể do bệnh lý.

 

Đối tượng Nguyễn Văn Tiến.
Đối tượng Nguyễn Văn Tiến.

Nhưng gần đây, nhiều vụ thảm án lại bắt nguồn từ nguyên nhân xã hội. Do cuộc sống phát triển, con người phải chịu nhiều áp lực cả về mưu sinh và tình cảm, công việc, đã gia tăng sức ép rất lớn. Trong khi đó, một bộ phận người có nhận thức và ý thức pháp luật kém, kỹ năng để điều chỉnh những xung đột hạn chế, hoặc quá lo lắng về mưu sinh hoặc tác động nhiều chiều về lợi ích, khi mâu thuẫn tích tụ, bị sức ép lớn trong khi không có “đề kháng”, gặp điều kiện là bật ra hành vi.

PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn lo lắng cho biết, hiện tượng xã hội tiêu cực, đạo đức xã hội đang biến động cũng là môi trường tác động vào nhận thức, lối sống của con người. Nhất là đối với người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện tiếp cận thông tin có yếu tố tích cực còn hạn chế. Trong khi mạng xã hội tiếp cận thông tin tiêu cực lại hằng ngày, hằng giờ xâm nhập vào cuộc sống đã tác động đến nhận thức và nhân cách của con người.

Để phòng ngừa tội ác thì theo PGS.TS Nguyễn Cảnh Thìn là phải kịp thời hóa giải được những mâu thuẫn nêu trên. Tuy nhiên, cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể còn chưa quan tâm nhiều đến hóa giải mâu thuẫn, dẫn tới nhiều mâu thuẫn tích tụ, khi có điều kiện nào đó, môi trường thuận lợi nó sẽ biến thành hành động mù quáng mà người trong cuộc không lường hết được hành vi của mình.

“Chỉ cần một đốm lửa nhỏ cũng dẫn tới con người hành động theo bản năng mà không nghĩ đến hậu quả” - PGS.TS Nguyễn Cảnh Thìn cho biết.

Trong nhiều vụ án mạng hàng loạt xảy ra vừa qua, ông cho rằng còn có nguyên nhân do hung thủ bị trầm cảm, stress. Theo TS.BS Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) thì, do môi trường làm việc và áp lực cuộc sống hiện đại luôn căng thẳng đã tạo khiến nhiều người bị stress, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn tư duy hay trí nhớ…

 

Nhiều người khi mắc các rối loạn triệu chứng nhưng chính bản thân không biết, người thân cũng không biết, lâu dần bệnh tiến triển nặng và khủng khiếp hơn là trong một lúc bộc phát, hậu quả mà căn bệnh này gây ra thật khó kiểm soát.

Điển hình là nhiều vụ án rùng rợn như giết nhiều người thân do bị hoang tưởng, do bị trầm cảm, do bị rối loạn tri giác… Và nguy hiểm hơn cả là có nhiều người biểu hiện bệnh nặng nhưng bản chất mắc bệnh lại không nặng, tương tự có người biểu hiện bệnh nhẹ, vẫn sinh hoạt, trò chuyện như người bình thường nhưng thực tế mắc bệnh lại rất nặng.

Do vậy, gia đình, người thân, bạn bè phải giúp đỡ họ để họ thoát ra tình trạng đó, có cuộc sống tích cực hơn. Có người bị rối loạn hoang tưởng ghen tuông nhưng lại che giấu hành vi rất tinh vi, kín đáo. Khi rối loạn hành vi ở mức cao độ lại rất dễ dẫn tới những hành vi nguy hiểm như giết người.

Theo lời khuyên của BS Nguyễn Mạnh Hùng thì khi người thân có dấu hiệu mất ngủ dài, rối loạn cảm xúc, tư duy, cảm giác… thì gia đình phải cho đi khám ngay để kịp thời điều trị, uống thuốc, khống chế bệnh.

Theo CAND
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm