Pháp luật

Câu chuyện pháp luật: Tội phạm mua bán người vẫn nhức nhối

Theo số liệu của Bộ Công an, từ năm 2010 đến hết quý III-2018, cả nước xảy ra hơn 3.000 vụ mua bán người (MBN) với hơn 4.500 đối tượng lừa bán gần 7.000 nạn nhân. Tội phạm MBN xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh...

Câu chuyện pháp luật: Giật mình với chiêu "thả thính" lừa tiền phụ nữ của trai Tây / Câu Chuyện pháp luật: Hành trình hơn 4.000 ngày truy lùng kẻ giết người, cướp tiệm vàng

Muôn kiểu mua bán người

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an), trong thời gian qua, tình hình tội phạm hình sự, tội phạm mua bán người tại Việt Nam có những diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gia tăng, với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và có tầm hoạt động vươn xa ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Trung bình mỗi năm toàn quốc phát hiện khoảng 400 vụ mua bán người. Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ và trẻ em gái, chiếm tới trên 90%. Cụ thể, từ năm 2010 đến hết quý III-2018, cả nước xảy ra hơn 3.000 vụ MBN với hơn 4.500 đối tượng, lừa bán gần 7.000 nạn nhân.

Đối tượng Lâm Thị Thảo cầm đầu đường dây mua bán 16 phụ nữ ở nhiều tỉnh, thành phía Nam sang Malaysia.

Tội phạm mua bán ngườixảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê… đây là những vấn đề mới phát sinh.

Riêng từ tháng 1/2015 đến tháng 5/2018, toàn quốc xảy ra 885 vụ mua bán ngườivới 1.158 đối tượng, lừa bán 2.319 nạn nhân. Đáng lo ngại, số nạn nhân bị lừa bán sang Trung Quốc chiếm đến 75%, Lào và Campuchia là 11%, còn lại bị bán sang nước khác…

Những con số kể trên khiến cho chúng ta không thể không suy nghĩ, bởi số nạn nhân quá nhiều, kể cả số nạn nhân được giải cứu và chưa được giải cứu. Điều này đồng nghĩa với biết bao nhiêu cuộc đời cô gái phải sống trong nỗi đau khổ cùng cực, “sống không bằng chết”.

Hai đối tượng Võ Văn Công (ảnh trên) và Trần Thị Kim Cúc cầm đầu đường dây mua bán phụ nữ sang Trung Quốc.

Những con số này trên thực tế còn lớn hơn nhiều, vì đây là loại tội phạm ẩn, việc xác định nạn nhân rất khó khăn. Hơn nữa, với tâm lý xấu hổ, không muốn hoặc chậm trễ trình báo cơ quan chức năng của nạn nhân và người nhà nạn nhân là một trong những nguyên nhân làm tỷ lệ ẩn của loại tội phạm này ngày càng cao.

Ở miền Tây Nam bộ, riêng địa bàn tỉnh Bạc Liêu, theo lãnh đạo Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội tỉnh Bạc Liêu, chỉ tính hai năm gần đây, Công an tỉnh đã khởi tố 10 vụ án, liên quan đến hơn 40 đối tượng. Có 9 đối tượng đã bị bắt.

Phạm Thị Hồng Thanh và con gái đã dụ dỗ, lừa bán 4 phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc.

Tòa án đã đưa ra xét xử 3 vụ, những vụ còn lại đang chờ ngày ra tòa. Đặc biệt, một vụ đang trong quá trình điều tra, dù chỉ có hai bị can nhưng có hơn 40 bị hại ở 3 tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng. Có thể thấy, chỉ riêng một vụ thôi mà số bị hại lên tới hơn 40 người thì quả thật hậu quả quá lớn, những số phận, những cuộc đời bị mua bán đi vào ngõ cụt!

Tại tỉnh Tây Ninh, hàng loạt đường dây mua bán ngườicũng đã bị Công an tỉnh Tây Ninh triệt phá, hàng trăm phụ nữ được giải cứu. Tuy nhiên, theo báo cáo của Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Tây Ninh, nạn mua bán ngườivẫn đang diễn biến phức tạp tại đây. Cụ thể, từ năm 2007 đến nay, Công an tỉnh Tây Ninh đã giải cứu 306 nạn nhân, khởi tố điều tra 49 vụ án mua bán ngườivới 250 bị can.

Các băng nhóm mua bán ngườikhai báo, đã bán trót lọt ít nhất 478 phụ nữ ở Tây Ninh ra nước ngoài trong khoảng 10 năm qua. Hầu hết nạn nhân là các cô gái tuổi từ 18-30, trình độ nhận thức thấp, gia cảnh khó khăn, sống ở những nơi hẻo lánh.

Đơn cử vụ việc ngày 25/4/2018, Công an tỉnh Tây Ninh tạm giữ hình sự Lâm Thị Thảo (27 tuổi, trú tại Tân Châu, Tây Ninh) khi người này chuẩn bị đưa 3 cô gái sang Malaysia. Tại cơ quan Công an, Thảo khai nhận: Năm 2015, Thảo sang Malaysia làm tiếp viên nhà hàng kiêm bán dâm.

Đầu năm 2017, Thảo được chủ quán bar tên A Lìn yêu cầu về nước rủ rê những cô gái nhẹ dạ, hám tiền đưa sang Malaysia làm tiếp viên và bán dâm, với mức thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Đến khi bị bắt, Thảo đã bán 16 phụ nữ ở Tây Ninh và các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu... sang Malaysia.

 

Một địa bàn cũng nhức nhối với nạn MBN là Bà Rịa - Vũng Tàu. Theo Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong thời gian qua, trên địa bàn xảy ra nhiều vụ mua bán ngườisang Trung Quốcbị phát hiện, nhiều nghi can bị bắt giữ.

Các nghi can thường chọn đến vùng nông thôn hẻo lánh, tìm những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn để lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn đưa nạn nhân sang Trung Quốc làm việc lương cao hoặc lấy chồng giàu có, nhưng thực chất là bán cho đàn ông nước này làm vợ hoặc vào các tụ điểm mại dâm.

Vụ việc khá điển hình xảy ra ở Bà Rịa - Vũng Tàu là ngày 22/8/2018, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam Phạm Thị Hồng Thanh (44 tuổi, ngụ thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) để điều tra, làm rõ về hành vi mua bán người.

Tại cơ quan điều tra, Thanh khai nhận có con gái là La Thị Được (28 tuổi, cưới chồng Trung Quốc, hiện sống tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc). Từ đầu năm 2015 đến khi bị bắt vào tháng 8/2018, mẹ con Thanh và Được tìm kiếm được 4 phụ nữ Việt Nam rồi dụ dỗ, lừa đưa đi Trung Quốc bán, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng.

Có thể thấy, vì lợi nhuận bất chính, tội phạm mua bán ngườiđã không từ bất kỳ thủ đoạn nào để đạt được mục đích. Chúng thường lợi dụng hoàn cảnh gia đình, kinh tế khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế của một số phụ nữ, trẻ em để dụ dỗ, lừa gạt, sau đó mua bán ra nước ngoài.

 

Hiện nay, các đối tượng sử dụng sự phát triển của công nghệ thông tin qua các trang mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber), sử dụng nick, hình ảnh đại diện giả để tiếp cận, dụ dỗ những cô gái mới lớn. Hình thức lừa gạt như môi giới đi lấy chồng nước ngoài, đưa tìm việc có thu nhập cao. Sau đó, thực chất là đưa ra nước ngoài rồi bị đẩy vào các ổ mại dâm, đường dây du lịch tình dục, hôn nhân trái pháp luật, bóc lột sức lao động.

Đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật

Đối tượng phạm tội mua bán ngườichủ yếu là số đối tượng lưu manh chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự, đối tượng người nước ngoài móc nối, câu kết với cò mồi, môi giới người Việt Nam, dẫn dắt hình thành những đường dây khép kín để lôi kéo, móc nối đưa nạn nhân ra nước ngoài bán.

Ngoài ra, một số người từng là nạn nhân hoặc lấy chồng người nước ngoài lại trở thành thủ phạm dụ dỗ, lừa bán những phụ nữ, trẻ em khác, kể cả người thân trong gia đình; hoặc lợi dụng việc buôn bán, làm ăn qua lại biên giới hay kinh doanh các dịch vụ dọc biên giới thông thạo địa bàn đã tham gia hoạt động phạm tội.

Theo Cục Cảnh sát hình sự, một nguyên nhân khác của vấn nạn mua bán ngườingoài lý do siêu lợi nhuận, còn do mất cân bằng về giới, tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sự phân hóa giàu nghèo, thiếu việc làm, thiếu hiểu biết, nên một bộ phận người dân, nhất là phụ nữ, trẻ em bị các đối tượng dụ dỗ, lừa gạt…

 

Để nâng cao hiệu quả phòng, chống mua bán người, đã có nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động đưa người đi làm việc ở nước ngoài, tránh việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.

Tại Hội thảo “Rà soát, đánh giá chính sách pháp luật và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 11/9/2018, thông tin từ đại diện Cục Cảnh sát hình sự cho biết, hiện nay công tác phòng chống mua bán ngườivẫn còn một số vướng mắc. Trong đó, dù Bộ luật Hình sự 2015 quy định Điều 150 về tội mua bán ngườivà Điều 151 về tội mua bán ngườidưới 16 tuổi, song đến nay vẫn chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các điều luật trên.

Một số nạn nhân của nạn mua bán người.

Cùng với đó, các đối tượng thực hiện hành vi tội phạm chủ yếu quen biết qua mạng xã hội, hoạt động lưu động, không có địa chỉ rõ ràng... nên công tác điều tra thu thập chứng cứ, truy bắt tội phạm, giải cứu nạn nhân gặp nhiều khó khăn…

Đại diện Cục Cảnh sát hình sự cho rằng, cần sớm nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về phòng, chống mua bán người, nhất là các văn bản liên quan đến các lĩnh vực xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi, kết hôn với người nước ngoài. Cùng với đó là thực hiện có hiệu quả việc trao trả, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.

Đối với những vụ mua bán ngườituy chưa giải cứu được nạn nhân nhưng đã rõ đối tượng phạm tội, có đủ chứng cứ, một số ý kiến đề nghị các cơ quan tố tụng có văn bản hướng dẫn địa phương tiến hành xử lý để tránh bỏ lọt tội phạm.

 

Thời gian tới, tội phạm mua bán ngườicòn diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng hoạt động và mức độ nguy hiểm, do đó cần tập trung lực lượng điều tra, khám phá bóc gỡ các đường dây mua bán ngườihoạt động xuyên quốc gia và quốc tế; đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; lựa chọn các vụ án điểm để xét xử lưu động, nhằm nâng cao hiệu quả răn đe, phòng ngừa tội phạm…

Bên cạnh công tác đấu tranh quyết liệt của lực lượng Công an và các cơ quan tố tụng thì các ban, ngành, các tổ chức xã hội cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán ngườiđể người dân kịp thời nhận dạng được thủ đoạn của tội phạm mua bán người, đặc biệt là người dân các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa…

Theo Phú Lữ/ Cảnh Sát Toàn Cầu
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm