Pháp luật

Hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng có thể bị phạt đến 30 triệu đồng

DNVN - Theo Pháp lệnh số 02/2022, ngoài việc bị phạt tiền lên đến 30 triệu đồng, tùy hành vi vi phạm của luật sự có thể bị áp dụng hình thức xử phạt như tước quyền sử dụng chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam.

Phát hiện xe tải chở gần 8 tấn thịt bò, thịt trâu đông lạnh nghi nhập lậu / Lĩnh án 7 tháng tù vì đốt nhà người nói mình hút chích ma túy

Ngày 5/12, Sở Tư pháp Cần Thơ đã có công văn số 3997- STP- NV1, gửi đến các sở, ban ngành, các cơ quan Tư pháp, Đoàn Luật sự, Hội Luật gia ... về việc thực hiện Công văn số 4729/UBND-NC ngàỵ 24/11 của Chủ tịch UBND thành phố trong việc triển khai thực hiện hướng dẫn của Bộ Tư pháp về hoạt động xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tổ tụng.

Theo đó, ngày 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng (Pháp lệnh số 02/2022), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/9/2022.

Hướng dẫn của Bộ Tư Pháp nêu rõ, khi phát hiện hành vi của luật sư xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án, thì cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét áp dụng quy định của Pháp lệnh số 02/2022 để xử lý.

Luật sư tham gia phiên tòa dân sự tại Tòa án TP Cần Thơ.

Luật sư tham gia phiên tòa dân sự tại Tòa án TP Cần Thơ. Ảnh minh hoạ

Cụ thể, tại khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh số 02/2022 quy định:

Phạt tiền từ 15- 30 triệu đồng đối với luật sư có hành vi “xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tham gian tiến hành tố tụng".

Khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022 quy định:

Phạt tiền từ 15- 30 triệu đồng đối với luật sư “xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tham gia hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án".

Đồng thời, tại khoản 3 Điều 15 và khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh số 02/2022 còn quy định: Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam có thời hạn thì xử lý theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

 

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của luật sư trong quá trình tham gia tố tụng, tại Pháp lệnh số 02/2022 đã quy định thẩm quyền về xử phạt của một số chức danh như: Tòa án nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Công an nhân dân... đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 3 Điều 15 và điểm c khoản 3 Điều 21.

Trong các trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra của Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Tư pháp; Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp sẽ không có thẩm quyền xử phạt. Chỉ có các chức danh đã được quy định tại Pháp lệnh số 02/2022/UBTVQH15, mới có thẩm quyền xử phạt.

Mai Trâm
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm