Kỳ án giết mẹ vì 1,5 chỉ vàng ở Bắc Giang: Nhân chứng đột ngột thay đổi lời khai
TPHCM: Tranh cãi khi bán nhà, em trai nghi đâm chết anh ruột / Bình Định: Người đàn ông chết cháy, nghi tự thiêu sau vườn nhà
Từng 2 lần nhận án tử
Vừa qua, TANDtỉnh Bắc Giangxét xử Vi Văn Phượng (SN 1968, ở Lục Nam, Bắc Giang) về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án là bà Nguyễn Thị Vui (SN 1926) - mẹ đẻ bị cáo. Trước đó, ông Phượng từng bị tuyên tử hình trong các phiên sơ - phúc thẩm nhưng năm 2016, Hội đồng thẩm phán xử Giám đốc thẩm đã hủy các bản án này, yêu cầu điều tra lại từ đầu.
Bị cáo Vi Văn Phượng tại tòa
Năm 2018, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnhBắc Giangra cáo trạng, giữ nguyên quan điểm Vi Văn Phượng đã sát hại bà Vui. Cụ thể, theo cáo trạng nạn nhân vốn mù lòa, sống cùng con trai và cháu nội Vi Văn Hồ (SN 1997). Ông Phượng vay mẹ 1,5 chỉ vàng để lo cho 1 người con khác đi xuất khẩu lao động. Bà Vui nhiều lần đòi nợ nhưng tháng 10/2012, bị cáo mới mua vàng để trả mẹ nhưng bị mẹ nghi vàng giả nên xảy ra cãi vã.
Sáng 5/10/2012, Hồ nấu mỳ cho mình và bà nội ăn rồi đi học còn bị cáo Phượng đi làm thuê cùng ông Lăng Đức Mạnh. Đến 10h, cả 2 ăn uống tại nhà một người khác rồi khoảng 11h, ông Phượng lấy lý do nấu ăn cho mẹ nên về trước, trên đường có vào quán tạp hóa mua mỳ cho mẹ ăn trưa. Tới nhà, thấy bà Vui nằm ngủ trên giường, Phượng lấy 1 con dao quắm chém mẹ tử vong. Sau đó, bị cáo ra ngoài thay áo, hút thuốc trước khi thông báo cho mọi người bà Vui bị ai đó sát hại. Theo kiểm sát viên, Vi Văn Phượng đã cố tình chém mẹ nhiều nhát, tàn bạo để người khác không nghĩ mình là hung thủ.
Được trình bày, Vi Văn Phượng tiếp tục kêu oan, khẳng định không sát hại mẹ, có lời khai nhận tội do bị tra tấn. Tuy nhiên, bị cáo này không chứng minh được việc bản thân bị bức cung, nhục hình. Kiểm sát viên cho rằng, chính bị cáo đã nhận tội trong một lần ông lấy lời khai dù hoàn toàn không bị ép buộc. Bị cáo đáp: “Các kiểm sát viên không bao giờ bức cung nhưng lúc đó tôi sợ, phải khai nhận tội như được bảo”.
Có chứng cứ gỡ tội
Theo truy tố, bị cáo Phượng mặc 2 áo đi làm rồi về nhà cởi áo ngoài ra trước khi chém mẹ nên chiếc áo trong đã dính máu nhưng Vi Văn Phượng khẳng định luôn mặc 1 áo đi làm. Nhân chứng Lăng Đức Mạnh trước khi có án Giám đốc thẩm năm 2016 đều khẳng định Phượng mặc 1 áo nhưng sau đó lại thay đổi, nói Phượng mặc 2 áo. Luật sư Trần Văn An (bào chữa cho bị cáo Phượng) nêu nghi vấn ông Mạnh bị tác động để thay đổi lời khai.
Ông An đặt câu hỏi: “Lời khai tại thời điểm xảy ra vụ án đúng hay lời khai rất nhiều năm sau đúng?”. Luật sư An cũng phản đối việc cơ quan điều tra từng cho một người đóng thế, thực nghiệm và kết luận khi mặc 2 áo giống của Phượng rồi đi làm, người khác phải rất chú ý mới nhìn thấy áo trong. Theo ông, cơ quan điều tra cho đóng thế thực nghiệm như vậy là sai quy định; họ cũng không mời các luật sư tham gia, chứng kiến. Chủ tọa phiên tòa cũng cho biết, chiếc áo tang vật trong vụ hiện đã bị tiêu hủy.
Cũng tại tòa, các nhân chứng khác khai ngay khi Phượng hô hoán, họ chạy sang và phát hiện máu trên cổ bà Vui, dưới đất... đã khô, đen. Luật sư Đinh Anh Tuấn trình văn bản thể hiện chuyên gia pháp y trả lời, máu người chỉ đen từ 1 - 3h sau tiếp xúc với môi trường. Như vậy, bà Vui đã bị sát hại rất lâu trước khi Vi Văn Phượng về nhà. Ngoài ra, ông Tuấn đặt câu hỏi tại sao bị cáo dùng dao quắm (phần đầu cong) chém mẹ nhưng không để dấu vết trên giường, chiếu?...
Vì vậy, luật sư Đinh Anh Tuấn đề nghị HĐXX trả hồ sơ, yêu cầu điều tra rõ thời gian bà Vui tử vong. “Chúng ta có thể lấy máu từ một người tình nguyện ra rồi đặt vào căn phòng nơi cụ tử vong trong thời tiết tương đồng để xem bao lâu mới khô, đen”- ông Tuấn nói.
HĐXX sẽ ra quyết định vào sáng 19/8.
Theo án Giám đốc thẩm, cơ quan điều tra không xác định bà Vui chết lúc mấy giờ; không lấy mẫu thức ăn trong dạ dày để giám định; kết luận bà Vui chết sau bữa sáng 3 - 4 tiếng chỉ căn cứ vào lời khai của cháu Hồ và quan sát bản ảnh là không đúng... Hội đồng thẩm phán cho rằng để giải quyết vụ án cần làm rõ khi thấy mẹ chết, Vi Văn Phượng có hô hào hàng xóm tới không; có ép cung, nhục hình trong vụ án không?... |
End of content
Không có tin nào tiếp theo