Pháp luật

Lừa đảo xuất khẩu lao động có thể bị tù chung thân

Trong trường hợp đã biết tình tiết phạm tội có dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều luật, tại khoản 4 Điều 174, Bộ luật hình sự 2015, người phạm tội có thể chịu hình phạt cao nhất đến chung thân.

Muôn hình vạn trạng chiêu trò lừa đảo qua mạng xã hội / Phá thành đường dây tuyển mộ, lừa gạt phụ nữ bán ra nước ngoài

Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không chỉ là biện pháp giải quyết việc làm giảm nghèo mà còn là chiến lược thúc đẩy việc làm bền vững.

Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân đưa ra lời mời hấp dẫn về mức lương thu nhập khi đi xuất khẩu lao động để thu lợi. Những đối tượng này phạm tội gì sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào trước pháp luật. Về vấn đề này, phóng viên VOVtrao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Hưng - Phó Giám đốc Công ty Luật hợp danh The light.

Ngày 10/3, Tòaán nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa bị cáo Trần Thị Nữ (sinh năm 1973;trú tạixã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) ra xét xử sơ thẩm liên quan vụ án lừa đảo xuất khẩu lao động.
Ngày 10/3, Tòaán nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa bị cáo Trần Thị Nữ (sinh năm 1973;trú tạixã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) ra xét xử sơ thẩm liên quan vụ án lừa đảo xuất khẩu lao động.

PV: Thưa luật sư, tình huống giả định, một người phụ nữ bị một công ty xuất khẩu lao động dùng giấy tờ giả, trong đó có cả giấy phép hoạt động được Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội cấp lừa 370 triệu đồng làm lệ phí đi xuất khẩu lao động, sau đó mất tích. Theo luật sư đây có phải là hành vi lừa đảo không?

Luật sư Nguyễn Văn Hưng: Thông qua tình huống công ty xuất khẩu lao động lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người dân để cố tình thực hiện hành vi gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật, rằng mình được phép đưa người lao động đi Hàn Quốc thì đây là hành vi lừa đảo. Để tạo niềm tin, họ còn cho người lao động xem các giấy tờ chứng minh năng lực của mình, là được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa người lao động ở nước ngoài. Đấy là những hành vi gian dối mà công ty xuất khẩu lao động đã thực hiện.

Tất nhiên công ty đó thông qua một vài cá nhân cụ thể có hành vi này, nhằm để tạo niềm tin cho người lao động rằng sau khi đóng tiền sẽ được đi nước ngoài. Nhưng thực tế, sau khi nhận được tiền, nhận được tài sản của người lao động đã không thực hiện nội dung đó, công việc đóvà đã mất tích không để lại những thông tin, hay là dấu vết gì. Rõ ràng, những hành vi như vậy thỏa mãn dấu hiệu quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

PV: Theo quy định của pháp luật, các đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị xử lý thế nào thưa?

Luật sư Nguyễn Văn Hưng: Pháp luật nghiêm cấm bất kể cá nhân nào có hành vi gian dối, nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu như cá nhân nào thực hiện hành vi này xử lý rất nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

 

Cụ thể, theo quy định tại Điều 174, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định tại khoản 1 của Điều 174, người nào bằng thủ đoạn gian dối, chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, thậm chí dưới 2.000.000 đồng, nhưng đã bị phạt hành chính còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự,an toàn xã hội; hoặc tài sản bị lừa là tài sản kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ đã bị xử lý về tội này thì khung hình phạt lên đến 3 năm tù.

Trong trường hợp đã biết tình tiết phạm tội có dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều luật, tại khoản 4 Điều 174, Bộ luật hình sự 2015, người phạm tội có thể chịu hình phạt cao nhất đến chung thân, nếu như tài sản mà anh chiếm đoạt có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên; hoặc là lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh tình trạng khẩn cấp để phạm tội.

Như vậy, có thể thấy rằng khung hình phạt đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là rất nghiêm khắc, người phạm tội có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, còn phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Đồng thời, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

PV: Thưa luật sư, trong tình huống chúng ta vừa nêu, công ty xuất khẩu lao động còn cho người lao động xem giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động giả. Như vậy, các đối tượng này có thể bị xem xét thêm tội danh làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức hay không, thưa luật sư?

 

Luật sư Nguyễn Văn Hưng: Trong trường hợp này, công ty xuất khẩu lao động đã cho người lao động xem giấy chứng nhận của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về việc họ có năng lực để đưa người lao động ra nước ngoài. Cụ thể là Hàn Quốc. Rõ ràng rằng giấy tờ này là giả.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, hành vi làm giả con dấu, tài liệu là hành vi gian dối nhằm thực hiện những hành vi phạm tội, được mô tả trong cấu thành tội phạm của Điều 174. Nên hành vi làm giả con dấu, tài liệu đó sẽ bị xử về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do đó, thực tiễn các cơ quan chức năng, trong trường hợp này sẽ xử lý về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Mức hình phạt vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt nặng hơn tội danh làm giả con dấu, tài liệu của tổ chức.

PV: Nếu giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động là thật thì họ bị xử lý thể nào?. Trong trường hợp này tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản có còn cấu thành hay không, và các đối tượng lừa đảo xuất khẩu lao động sẽ bị xử lý ra sao, thưa luật sư?

Luật sư Nguyễn Văn Hưng: Trong trường hợp giấy phép xuất khẩu lao động là thật, nhưng phía công ty động đó vẫn thu tiền của người lao động, sau đó không thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận giữa người lao động với công ty xuất khẩu lao động lại bỏ trốn.

 

Trong trường hợp này có thể xem xét về hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự. Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi, chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý hành chính thì sẽ bị xử lý về tội này.

Khung hình phạt được duy định tại 1 là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm quy định nhẹ nhất tại khoản 1 Điều luật.

Đối với hình phạt được quy định tại Khoản 4 của Điều luật, bị phạt tù từ 12 năm 20 năm nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội phải hoàn trả lại tiền, hoặc tài sản bình đã chiếm đoạt. Đồng thời, còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm, hoặc bị tịch thu một phần, hoặc toàn bộ tài sản. Đấy là những chế tài đối với tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong việc này.

PV: Xin cảm ơn luật sư.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm