Năm 2023 tập trung tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước
Kiên Giang: Phát hiện 105 thanh niên dương tính với ma túy tại quán bar Paradise / Kiên Giang: Phát hiện 3 nhân viên ngân hàng sử dụng ma túy
Theo Bộ Tài chính, tính đến ngày 15/12, thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc đã thực hiện trên 87,5 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực quản lý thu, chi ngân sách; sử dụng vốn đầu tư; quản lý giá, chứng khoán.
Kiểm tra trên 781 nghìn hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp và thực hiện hiệu quả vai trò của Ban chỉ đạo 389 điều tra chống buôn lậu.
Năm 2022, lực lượng chức năng đã kiến nghị xử lý tài chính từ các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại là 72,9 nghìn tỷ đồng (trong đó, thu nộp ngân sách Nhà nước là 21,77 nghìn tỷ đồng; giảm lỗ, giảm khấu trừ, xử lý vi phạm hành chính và xử lý tài chính khác 51,1 nghìn tỷ đồng).
Bộ Tài chính thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.Bên cạnh đó, Bộ Tài chính kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, góp phần tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị, cá nhân và doanh nghiệp; phòng chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính năm 2023, Bộ Tài chính xác định các giải pháp trọng tâm là tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Quyết liệt thực hiện công tác thu ngân sách Nhà nước, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất, trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu ngân sách, tăng cường công tác quản lý thu.
Đồng thời, tổ chức điều hành chi ngân sách năm 2023 chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định.
Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước, ưu tiên chi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, thiết yếu; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ Tài chính sẽ tập trung tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm dự toán thu ngân sách.
Ngoài ra đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, các nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách Nhà nước, nợ của chính quyền địa phương, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế kiểm tra giám sát đảm bảo sự vận hành ổn định, an toàn của thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế...
End of content
Không có tin nào tiếp theo