Pháp luật

Phải có người chứng kiến trẻ bị xâm hại để tránh oan sai?

Các vụ xâm hại trẻ em thường không có người làm chứng nhưng do áp lực sợ oan sai nên cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát đòi hỏi phải có người chứng kiến.

Thanh Hóa: Đôi tình nhân buôn ma túy, chống đối quyết liệt lực lượng công an / Lần đầu phát hiện chất ma túy “nước biển” Huế

Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em” của Đoàn Giám sát tối cao của Quốc hội cho biết, nhìn chung công tác giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đã được xử lý nghiêm. Cơ quan điều tra đã khởi tố 7.119 vụ với 7.211 bị can. Viện Kiểm sát đã truy tố 6.345 vụ với 6.868 bị can. Tòa án đã xét xử sơ thẩm 6.585 vụ với 7339 bị cáo.

Tuy nhiên, đoàn giám sát cũng chỉ ra hạn chế là công tác khởi tố, điều tra một số vụ án chưa kịp thời, chưa chính xác, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm… Một số vụ không bảo đảm điều tra thân thiện với trẻ em.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Các vụ xâm hại trẻ em thường không có người làm chứngnhưng do áp lực sợ oan sai nên nhiều vụ việc Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát đòi hỏi phải có người chứng kiến trực tiếp là không phù hợp với thực tế, dẫn đến vụ việc kéo dài hoặc không khởi tố được.

Theo Đoàn giám sát, các vụ việc xâm hại trẻ em thường không có người làm chứng, nhưng do áp lực sợ oan sai nên nhiều vụ việc Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đòi hỏi phải có người chứng kiến trực tiếp là không phù hợp với thực tế, dẫn đến vụ việc kéo dài hoặc không khởi tố được.

Công tác của Viện Kiểm sát còn có trường hợp bỏ lọt tội phạm, thiếu chính xác, kéo dài việc giải quyết. Có những vụ án Viện Kiểm sát không phát hiện được thiếu sót trong quá trình điều tra, dẫn đến phải trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần như vụ án tại quận 3, TP.HCM, Viện Kiểm sát phải trả hồ sơ tới 6 lần. Còn để xảy ra trường hợp cơ quan điều tra khởi tố bị can về tội nhẹ hơn tội đã được thực hiện mặc dù chứng cứ đã rõ ràng song vẫn được Viện Kiểm sát phê chuẩn.

Trong công tác xét xử, một số vụ án áp dụng quy định về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ còn chưa chính xác. Một số vụ án áp dụng hình phạt còn nhẹ. Điển hình là vụ án Nguyễn Trọng Trình có hành vi hiếp dâm trẻ em xảy ra ở Hà Nội.

 

Vụ việc xảy ra vào ngày 24/2/2019, trên đường đi học về, cháu bé bị đối tượng lừa chở đến khu vực vườn chuối để thực hiện hành vi hiếp dâm. Khi cháu bé sợ hãi, la hét, chống cự thì đối tượng bịt miệng, bóp cổ, bẻ tay và thực hiện hành vi đồi bại với cháu. Thấy nạn nhân khóc to, kêu đau, Trình đã bỏ bé gái tại hiện trường và lấy xe máy phóng về nhà.

Kết quả giám định, khám nghiệm hiện trường và kết quả lấy lời khai đủ cơ sở chứng minh Trình thực hiện hành vi hiếp dâm, song cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát lại khởi tố, phê chuẩn quyết định khởi tố về tội Dâm ô. Ngay sau đó, các cơ quan tố tụng cấp trên đã vào cuộc, hủy bỏ quyết định khởi tố về tội Dâm ô và ra quyết định khởi tố về tội Hiếp dâm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm