Pháp luật

Sơn La: Bác kháng cáo, nữ cán bộ huyện lừa 86 tỷ đồng vẫn lĩnh án chung thân

HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội đã giữ nguyên bản án sơ thẩm, bác tất cả nội dung kháng cáo của các bị hại và bị cáo Đào Thị Quy (42 tuổi, ở Sốp Cộp – Sơn La). Theo đó, bị cáo Quy vẫn lĩnh án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

“Nổ” là Phó giám đốc Vietnam Airline, mẹ làm ở Bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt `tiền tỷ / Long An: Không trả nổi lãi vay 20%/tháng, người nhà con nợ bị đâm trọng thương

Trước đó, tại bản án sơ thẩm số 15/2019/TB-TA ngày 11/2/2019 của TAND tỉnh Sơn La, bị cáo Đào Thị Quy (SN 1977, nguyên là kế toán Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Sốp Cộp, kiêm kế toán khối Đoàn thể huyện Sốp Cộp - Sơn La, trú tại bản Hua Mường, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải lĩnh án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và phải bồi thường hơn 83 tỷ đồng cho 15 bị hại.

Bị cáo Đào Thị Quy tại phiên tòa ngày 31/7/2019.

Bị cáo Đào Thị Quy tại phiên tòa ngày 31/7/2019.

Giữ nguyên bản án sơ thẩm

Tuy nhiên, căn cứ vào đơn kháng cáo của bị cáo Đào Thị Quy (SN 1977, trú tại bản Hua Mường, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) xin giảm nhẹ hình phạt và làm rõ các tình tiết liên quan; căn cứ vào đơn kháng cáo của các bị hại đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án sơ thẩm, ngày 31/7/2019 vừa qua TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm Đào Thị Quy (SN 1977, trú tại bản Hua Mường, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại trụ sở TAND tỉnh Sơn La.

Cũng giống như phiên xử sơ thẩm, tại phiên xử phúc thẩm nói trên, bị cáo Quy đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và khẳng định không có đồng phạm.

Tại tòa, một số bị hại đề nghị HĐXX xem xét về đơn tố cáo của bị cáo Quy đối với bà Đặng Thị Tuyết Nhung (SN 1977, nguyên cán bộ Công an huyện Sốp Cộp – Sơn La), đồng thời đề nghị HĐXX xem xét về vấn đề kê biên tài sản của bị cáo để hoàn trả lại một phần tiền cho các bị hại và đề nghị HĐXX hủy bán án sơ thẩm để điều tra lại về các nội dung trên.

Sau khi nghe bị cáo, các bị hại, luật sư, đại diện Viện Kiểm sát và căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội đã giữ nguyên bản án sơ thẩm, bác tất cả nội dung kháng cáo của các bị hại và bị cáo Đào Thị Quy (42 tuổi, ở Sốp Cộp – Sơn La). Theo đó, bị cáo Quy vẫn lĩnh án chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

 

Bà Nhung có giúp sức, hưởng lợi từ hành vi phạm tội của bị cáo Quy?

Tại bản án sơ thẩm số 15/2019/TB-TA ngày 11/2/2019 của TAND tỉnh Sơn La, có nội dung: Đối với ý kiến của bị cáo, bị hại và luật sư bảo vệ cho bị hại đề nghị xem xét trách nhiệm về hành vi giúp sức và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có của Đặng Thị Tuyết Nhung, cho rằng Nhung được hưởng lợi rất nhiều từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Quy (khoảng 50 tỷ đồng), nhưng chưa được cơ quan điều tra chưa làm rõ.

Bác kháng cáo, nữ cán bộ huyện lừa 86 tỷ đồng vẫn lĩnh án chung thân - 2

Trụ sở TAND tỉnh Sơn La. (Ảnh: Nguyễn Dương).

Xét thấy, cũng tương tự như trường hợp của những người bị hại trong vụ án, Đặng Thị Tuyết Nhung cũng chỉ là người bị hại cho Đào Thị Quy vay tiền, từ năm 2013 đến năm 2017, Đặng Thị Tuyết Nhung nhiều lần cho bị cáo Quy vay tiền có lập hợp đồng, giấy vay tiền và nguồn gốc số tiền Nhung cho Quy vay là do Nhung vay của bạn bè, người thân trong gia đình, tiền tiết kiệm của hai vợ chồng (đã được cơ quan điều tra làm rõ).

Khi vay tiền của Nhung, Quy cũng đưa ra các thông tin như vay để cho vay lại, vay cho người khác vay để đảo nợ ngân hàng. Số tiền bị cáo Quy chuyển cho Nhung qua tài khoản của Nhung và các tài khoản liên quan thì theo lời khai của bị cáo Quy và của Nhung đều khẳng định đây là tiền Quy dùng để trả nợ gốc và lãi cho Đặng Thị Tuyết Nhung. Nguồn gốc số tiền Quy dùng để trả nợ cho Nhung là tiền Quy vay của những người khác, trong đó có cả tiền của những người bị hại trong vụ án. Việc bị cáo Quy đưa ra các thông tin gian dối để vay tiền, cũng như việc Quy vay tiền của người khác để trả nợ cho Nhung, Nhung không hề biết, Quy không bàn bạc, thống nhất, trao đổi với Nhung. Đồng thời việc Nhung cho Quy vay tiền Nhung cũng không hề biết là để Quy trả nợ mà hoàn toàn tin tưởng vào nhũng thông tin mà Quy đã đưa ra.

 

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra đã yêu cầu ngân hàng cung cấp sổ phụ để kiểm tra, rà soát các giao dịch chuyển, nhận tiền đối với số tài khoản của Đặng Thị Tuyết Nhung: Từ năm 2016 đến năm 2017, số tài khoản của Nhung nhận từ các số tài khoản khác và người khác nộp tiền mặt vào là hơn 103 tỷ đồng, còn số tiền từ tài khoản của Nhung chuyển và Nhung nộp tiền mặt đến tài khoản của người khác (trong đó có số tài khoản của bị cáo Đào Thị Quy và số tài khoản của những người bị hại, người liên quan đến Quy) là hơn 104 tỷ đồng, xác định số tiền Nhung chuyển cho Quy là nhiều hơn 1 tỷ đồng.

Ngoài ra, bị cáo Quy đã nói dối với những người cho vay tiền là làm ăn chung với Nhung; Quy đã soạn thảo hợp đồng nội dung “cho Đặng Thị Tuyết Nhung vay 3.500.000.000 đồng” rồi giả chữ ký của Nhung rồi chụp lại cho bị hại Trần Thị Kim Oanh và Bế Thị Hảo để vay tiền.

Trước khi tự thú, bị cáo Quy còn nợ Nhung số tiền là 9.700.000.000 đồng đã chốt nợ với nhau vào ngày 30/8/2017, nhưng Nhung trừ đi 3.700.000.000 đồng coi như tiền lãi cho Quy vay và yêu cầu Quy viết giấy chốt nợ là 6 tỷ đồng tiền gốc. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm Quy đều thừa nhận là còn nợ Nhung 6 tỷ đồng.

Từ những tài liệu chứng cứ đã thu thập được của các cơ quan chức năng và những phân tích trên, ý kiến của bị cáo, người bị hại và luật sư bảo vệ cho bị hại cho rằng Nhung được hưởng lợi rất nhiều từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bị cáo Quy (khoảng 50 tỷ đồng) và đề nghị xem xét trách nhiệm về hành vi giúp sức và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội của Đặng Thị Tuyết Nhung là không có căn cứ, không chấp nhận được.

Theo Nguyễn Dương/Dân Trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm