Pháp luật

Vụ người nước ngoài lừa đảo hơn 100 tỷ đồng: Các nạn nhân bị sập bẫy ra sao?

Cuối tháng 12/2018, Công an tỉnh Quảng Nam tiếp nhận đơn của bà Trịnh Thị M. L. (SN 1974, trú quận Thanh Xuân, Hà Nội) tố cáo Hồ Thị Anh Thư (SN 1985, trú TP Tam Kỳ, Quảng Nam) cùng đồng bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thái Nguyên: Điều tra nghi vấn nam sinh viên ra tay sát hại bạn gái rồi tự tử / TPHCM: Đã xác định danh tính kẻ sàm sỡ bé gái trong thang máy chung cư

Theo bà M. L., thông qua mạng xã hội, bà được một người có nick trên facebook là Thomas Keller kết bạn làm quen. Sau thời gian dài nói chuyện, Thomas tỏ tình với bà M. L. và giới thiệu mình là bác sĩ người Đức, làm việc cho Liên hợp quốc và đang được cử sang công tác tại Somalia.

Vụ người nước ngoài lừa đảo hơn 100 tỷ đồng: Các nạn nhân bị sập bẫy ra sao? - 1

Đối tượng Ezechiedo

Đối tượng Thomas cho biết Somalia đang có chiến tranh và không muốn ở đây nên muốn về Việt Nam nghỉ phép. Do đó, Thomas nói với bà M. L. rằng muốn sang Việt Nam nhưng phải có người Việt đóng tiền bảo hiểm sức khỏe, y tế... Vì vậy, Thomas nhờ bà M. L. nộp tiền vào tài khoản của bà Hồ Thị Anh Thư - là “nhân viên đại diện của Liên hợp quốc tại Việt Nam”.

Tưởng thật, bà M. L. đã nộp nhiều lần với số tiền tổng cộng hơn 148 triệu đồng vào tài khoản nói trên để Thomas có thể về Việt Nam thăm mình. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền, tài khoản facebook Thomas Keller cũng biến mất. Biết mình bị lừa bà L. đến cơ quan công an trình báo.

Sau khi tiếp nhận đơn của bà M. L. và xác minh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam xác định đối tượng Thư là đầu mối nhận tiền lừa đảo để chuyển cho đối tượng người nước ngoài và hưởng hoa hồng trên số tiền đã chuyển.

Vụ người nước ngoài lừa đảo hơn 100 tỷ đồng: Các nạn nhân bị sập bẫy ra sao? - 2

Đối tượng Ezechiedo làm việc với cơ quan Công an. (Ảnh Công an Quảng Nam)

Qua điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công an TPHCM làm rõ thêm 3 đối tượng liên quan gồm Đỗ Viết Đại (chủ tiệm vàng tại TPHCM), Ngô Thị Phương Trang (SN 1964, trú tỉnh An Giang) và Trần Phương Toàn (SN 1993, trú TPHCM) có hành vi nhận, chuyển tiền lừa đảo, tiền chi hoa hồng từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại.

 

Đồng thời cũng xác định đối tượng chủ chốt trong đường dây hoạt động lừa đảo này là Ezechiedo (SN 1977, quốc tịch Nigieria, đang tạm trú tại quận 12, TPHCM).

Tiến hành khám xét chỗ ở của Ezechiedo, cơ quan công an đã thu giữ nhiều giấy chuyển tiền từ Việt Nam về Nigieria với số tiền trên 100 tỷ đồng, 7 sim điện thoại trong nước và quốc tế, 5 thẻ rút tiền, 1 máy tính xách tay và số tiền hơn 1.600 USD.

Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng Ezechiedo, Đỗ Viết Đại, Ngô Thị Phương Trang, Trần Phương Toàn và Hồ Thị Anh Thư; đồng thời đề nghị phong tỏa các tài khoản của Đỗ Viết Đại với số tiền 46 tỷ đồng, Hồ Thị Anh Thư với số tiền 590 triệu đồng để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Trên địa bàn Quảng Nam thời gian qua cũng xảy ra nhiều trường hợp tương tự và đã có nhiều người “dính bẫy”. Theo đó, người nước ngoài kết bạn, làm quen, tỏ tình với phụ nữ thông qua mạng xã hội. Sau khi lấy được lòng tin, đối tượng hứa sẽ gửi tiền về cho “người mình yêu”.

Tuy nhiên, trong khi bị hại chưa nhận được tiền hoặc quà thì đồng bọn của chúng sẽ liên lạc, xưng là nhân viên của công ty chuyển phát quà hoặc nhân viên hải quan, cảng hàng không… gọi điện đến bị hại thông báo lô hàng hay tiền đang bị tạm giữ vì số lượng quá lớn để yêu cầu các bị hại phải nộp một khoản tiền vào tài khoản do bọn chúng cung cấp để nhận được hàng, tiền từ nước ngoài nên nhiều người mắc bẫy, tiền mất tật mang.

 

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm