Quốc tế

Phát hiện một vùng nước chết rộng hàng ngàn km ở biển Arap

Các nhà khoa học lo sợ tình hình sẽ nghiêm trọng hơn khi trong vùng nước chết ở Vịnh Oman này gần như không tồn tại khí oxy.

Vùng nước vừa mới phát hiện có kích thước gần bằng diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long, vị trí nằm dưới Vịnh biển Ả Rập.

Một con robot thăm dò đang khám phá vùng nước chết tại Vịnh Oman thuộc UAE.


Các nhà khoa học lo sợ tình hình sẽ nghiêm trọng hơn khi trong vùng nước chết ở Vịnh Oman hầu như không chứa khí oxy. Khu vực này gần như không tồn tại sự sống, được xem như là vùng nước chết lớn nhất, cũng như dầy nhất trên thế giới và là một mối đe dọa khủng khiếp đang chờ xảy ra.

Tiến sĩ Bastien Queste từ Trường Khoa học Môi trường Đại học East Anglia, cho biết: "Mặc dù ở dưới biển toàn là nước,nhưng các loài cá và sinh vật biển vẫn cần một lượng oxy nhất định để sống, tất nhiên chúng không thể nào tồn tại ở đây được. Đây là một thảm họa môi trường thực sự, kéo theo nhiều hệ lụy đến những người sống nhờ vào nguồn thực phẩm và việc làm từ biển".

Vùng chết này cũng tác động đến việc tái tạo khí Nitơ, làm sinh ra khí Nitơ Oxit - một loại khí nhà kính độc gấp 300 lần CO2.

Một con robot Seaglider được triển khai trên Biển Ả Rập (UEA).


Nhóm nghiên cứu đã triển khai hai con robot Seaglider ở Vịnh trong tám tháng để xây dựng một bức tranh tổng thể về lượng Oxy trong nước biển. Khu vực này trước đây không thể tiếp cận được với các nhà nghiên cứu do các lo ngại về riêng tư và chính trị.

Con robot giao tiếp thông qua vệ tinh, kích thước chỉ bằng một con người, có thể lặn đến độ sâu tới 1,000m và bao phủ một khu vực rộng hàng ngàn kilomet.

Boyan Slat giải thích:"Đây là một thảm họa đang chực chờ xảy ra, khi biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn, các vùng nước ấm thiếu oxy có thể lan rộng cùng với chất ô nhiễm tỏa ra từ các dòng sông và tạo ra sự hủy diệt hàng loạt các vùng biển".

Nhưng không ai có thể biết tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức nào do các nhà khoa học bị hạn chế thu thập dữ liệu tại các quốc gia kiểm soát vùng biển này.


"Chúng tôi hầu như không có được bất kỳ dữ liệu nào thu thập được trong gần nửa thế kỷ vì không thể gửi tàu đến đây. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tình hình thực sự đã trở nên rất tồi tệ", Boyan Slat cho biết.

Các vùng nước chết còn được gọi là "vùng chứa khí Oxy tối thiểu", thường được phát hiện ở một số nơi trên thế giới ở độ sâu từ 200m đến 800m. Nhưng nhóm nghiên cứu tìm thấy cá ở Vịnh Oman chỉ tồn tại được ởmột vùng nước mỏng tang sát bề mặt biển.

Mô phỏng máy tính cho thấy vấn đề có thể tồi tệ hơn vào thế kỷ đến khi vùng nước lan rộng ra và lượng Oxy còn giảm sút trầm trọng hơn.

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo