Quốc tế

Phát hiện tiểu hành tinh 'lưu vong' cổ xưa hé mở bằng chứng hiếm có về vũ trụ

Thông qua kính viễn vọng cỡ lớn, các nhà thiên văn học đã phát hiện một tiểu hành tinh "lưu vong" cổ xưa, giàu carbon băng qua sao Hải Vương tại Vành đai Kuiper.

Các nhà thiên văn học phát hiện một tiểu hành tinh giàu carbon băng qua sao Hải Vương tại Vành đai Kuiper - vùng băng giá giống như vầng hào quang mở ra từ Sao Hải Vương tới khoảng cách xa hơn Mặt Trời khoảng 55 lần so với Trái Đất. Nó được cho là tàn dư của các va chạm dẫn đến sự hình thành của các tiểu hành tinh.

Tiểu hành tinh này được gọi là 2004 EW95, có khả năng được hình thành trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc nhưng đã sớm bị ném vào vành đai Kuiper.

Tiểu hành tinh cổ "lưu vong" quanh sao Hải Vương. Ảnh: Phys.

Được biết, tiểu hành tinh "lưu vong" cổ xưa này hình thành từ những ngày Hệ Mặt Trời còn nguyên thủy. Việc phát hiện tiểu hành tinh 2004 EW95 đóng vai trò quan trọng góp phần giúp những nhà thiên văn học khám phá về sự hình thành ban đầu của Hệ Mặt Trời, cung cấp bằng chứng hiếm có về vũ trụ khi còn sơ khai.

Theo đó, Hệ Mặt Trời ban đầu còn hỗn loạn hơn nhiều so với hiện nay. Các mô hình lý thuyết dự đoán rằng, trong thời gian này, các vật thể được ném từ Hệ Mặt Trời bên trong ra các quỹ đạo xa xôi.

Bên cạnh đó, những lý thuyết này cũng chỉ ra rằng vành đai Kuiper cũng chứa các vật thể như các loại tiểu hành tinh giàu carbon hoặc loại C.

Đây là lần đầu tiên một tiểu hành tinh loại C được quan sát cụ thể đến tận vành đai Kuiper. Phát hiện này là bằng chứng tốt nhất cho đến nay về các hoạt động hệ thống năng lượng Mặt Trời sớm được lý thuyết hóa với bằng chứng cụ thể. Tiểu hành tinh lưu vong này có thể nhìn thấy được do quang phổ phản xạ độc đáo của nó, đó là một dạng các bước sóng ánh sáng phản xạ phát ra từ chính vật thể.

Trước đó không lâu, một nhóm các nhà khoa học quốc tế thông báo đã phát hiện 104 hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt ​Trời, trong đó có 4 hành tinh có thể có bề mặt giống Trái Đất. Các ngoại hành tinh trên được phát hiện nhờ sự hỗ trợ đắc lực của kính thiên văn đặt trên không gian Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng như các kính thiên văn đặt trên Trái Đất bao gồm 4 chiếc ở Mauna Kea, Hawaii.

 

Nhà thiên văn học Evan Sinukoff đến từ Đại học Hawaii cho biết sự đa dạng của các hành tinh mới phát hiện rất đáng kinh ngạc. Theo ông, nhiều hành tinh có kích thước gấp đôi Trái Đất, quay rất gần với sao chủ, những hành tinh có nhiệt độ lên hơn 1.000 độ C.

Trong loạt hành tinh mới phát hiện này, có 21 hành tinh nằm trong khu vực có thể tồn tại sự sống, ở khoảng cách đủ xa với sao chủ để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng và phát triển sự sống. Trong số này có 4 hành tinh có cấu thành từ đất đá, lớn hơn Trái Đất từ 20-50%, bay gần nhau ở cùng một hệ sao cách Trái Đất 400 năm ánh sáng.

Do nhiệt độ hành tinh chủ của hệ sao này thấp hơn Mặt Trời, các nhà khoa học cho rằng có hai hành tinh có thể có nhiệt độ tương tự Trái Đất dù vòng quay của chúng nhỏ hơn.

Nên đọc
Theo VietQ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo