Phố Hàng Mã tấp nập trước ngày ông Công ông Táo
Tin tức trên báo Lao động Thủ đô, Tết ông Công, ông Táo là một phong tục truyền thống được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay của người dân Việt Nam.
Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, ông Táo Quân (hay vua bếp) lên chầu với Ngọc Hoàng, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của gia chủ trong một năm để Thiên đình định đoạt, thưởng phạt phân minh. Chính vì vậy, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm tươm tất cùng đồ lễ cúng tiễn ông Táo về trời.
Theo khảo sát tại nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã, Hoàn Kiếm, Hà Nội, mỗi cặp đồ lễ gồm 1 bộ thần linh và 3 bộ thần bếp. Một bộ “ông Công, ông Táo” gồm 3 mũ, 3 bộ quần áo được làm với cỡ nhỏ, cỡ trung bình và cỡ to. Cửa hàng chị bán ra với giá từ 40.000 - 60.000 đồng/bộ đối với bộ nhỏ. Bộ cỡ trung bình có giá từ 90.000 - 120.000 đồng/bộ và loại cỡ to giá từ 140.000-170.000 đồng/bộ. Đắt hơn là loại hàng làm bằng giấy với chi tiết hoa văn cầu kì, có mùi thơm và màu bóng. Những loại hàng như thế có giá không dưới 300.000 đồng/bộ.
Nhiều cửa hàng trên phố Hàng Mã đã bắt đầu trưng ra những món đồ lễ của ngày ông Công, ông Táo cũng như đồ trang trí dịp Tết để người dân lựa chọn. Dù trời mưa rét nhưng nhiều người vẫn đi sắm đồ lễ sớm. Báo Tiền phong thông tin.
Những đồ hàng mã phục vụ Tết ông Táo năm nay chủ yếu được lấy từ làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) và Văn Hội (Thường Tín, Hà Nội). Tết ông Táo và Tết Nguyên đán là dịp buôn bán sôi động nhất của các tiểu thương trên phố Hàng Mã. Ngoài những đồ vàng mã phục vụ cho ngày 23 tháng Chạp, các cửa hàng cũng đã bắt đầu bày bán những mặt hàng phục vụ chơi Tết của người dân như đèn lồng, dây tiền xu, thẻ bài…
End of content
Không có tin nào tiếp theo