Xã hội

Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen mặc quần đùi giảng dạy nói gì?

GS Trương Nguyện Thành - Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TP.HCM - mặc quần đùi mặc áo phông giảng dạy trước sinh viên khiến dân mạng xôn xao.

Mới đây, Facebook của một chuyên gia về khởi nghiệp lan tỏa hình ảnh GS Trương Nguyện Thành Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen, TP.HCM  mặc quần đùi giảng dạy trước sinh viên. Thông tin nhanh chóng gây ra luồng ý kiến trái chiều. Phần lớn ý kiến đều cho rằng cách ăn mặc này không phù hợp môi trường giáo dục, theo tin tức trên báo Zing news. 

Hình ảnh vị giáo sư mặc áo thun, quần đùi để giảng dạy đã gây nhiều tranh luận trái chiều. Ảnh: Facebook.

Bạn Aleda Doan chia sẻ: “Giáo sư hay thầy giáo cũng không được mặc quần ngắn giảng bài. Ở Mỹ hay châu Âu mà trình diễn âm nhạc kinh điển trên sân khấu, phụ nữ còn không được mặc quần mà phải mặc váy”.

Bạn Van Tuong Le cho rằng thầy giáo mặc như thế nào cũng không quan trọng lắm, chủ yếu nội dung bài học thầy gửi đến sinh viên ra sao.
Chia sẻ trên báo Trí thức trẻ, thầy Thành cho biết: "Những hình ảnh mà các bạn thấy là trong một buổi học nói về việc làm sao phát triển tư duy sáng tạo. 

Vì sao tôi mặc áo vest với quần đùi, bởi vì không ai làm chuyện như thế. Làm những điều mà người bình thường không làm thì đó mới gọi là sáng tạo. Cụ thể ở đây là thay đổi quần dài thành quần ngắn.

Tôi muốn các bạn sinh viên phải gỡ bỏ hết tất cả các rào cản về định kiến trong tư tưởng của bạn. Hãy nghĩ rằng, không ai cấm bạn làm bất cứ điều gì, không ai nói bạn nên làm gì và không nên làm gì. 

Bạn có thể nói con voi có thể bay được, con cá có thể đi bộ được. Nếu như tư tưởng của bạn nói rằng tất cả đều có thể, thì bạn mới mơ được những điều thoát ra khỏi hiện thực cũ mèm. Từ đó mới phát triển được tư duy sáng tạo."

 

Cũng theo thầy Thành: "Tôi biết có nhiều sinh viên không trực tiếp tham gia buổi học mà chỉ xem những hình ảnh được chia sẻ trên facebook. 

Những bức hình không nói lên được hết bối cảnh và diễn biến buổi học cũng như cách tôi đặt vấn đề trong giảng dạy về sự sáng tạo. Theo luật pháp thì tôi mặc bộ đồ ấy ra đường vẫn được, chỉ có định kiến xã hội mới thấy đó là sự quá đà.

Tác phong là những cái mà con người đặt ra, nhưng sẽ có những thời điểm, không gian mà sự sáng tạo sẽ thay đổi những quan điểm đó. Ví dụ có những công ty mà nơi làm việc đòi hỏi tác phong phải gọn gàng chuyên nghiệp, quần Tây áo sơ mi thắt cà-vạt. 

Nhưng cũng có những công ty sáng tạo cho phép nhân viên mặc trang phục thoải mái. Đơn cử như ở Google, nhân viên có thể nằm, buồn thì ra chơi… cầu trượt, chơi bi-da, anh muốn làm gì cũng được miễn là anh làm ra được những sản phẩm sáng tạo cho công ty."

Nên đọc
Hiền Minh (Tổng hợp theo báo Zing news, Trí thức trẻ)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo