Quốc tế

Qatar - Ả Rập: Nỗi sợ mang tên quyền bá chủ "Anh em Hồi giáo"

(DNVN)-Những nỗ lực của Ả Rập Saudi nhằm buộc Qatar ngừng ủng hộ các nhóm khủng bố là do Riyadh lo sợ tổ chức Anh em Hồi giáo nắm quyền bá chủ.

Cựu cố vấn lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Jim Jatras phát biểu với Sputnik rằng, những nỗ lực của Ả Rập Saudi nhằm buộc Qatar ngừng ủng hộ các nhóm khủng bố là do Riyadh lo sợ tổ chức Anh em Hồi giáo nắm quyền bá chủ.  

"Điều Ả Rập Saudi phản đối do một phần Qatar ủng hộ nhóm Anh em Hồi giáo, một nhóm mà Riyadh cũng đã giúp đỡ trong hơn một nửa thế kỷ trước khi cuối cùng rút khỏi sự ủng hộ của họ với việc gia tăng quyền lực của Anh em Hồi giáo tại Ai Cập trong năm 2012", ông Jatras nhận định. 

Quốc vương Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz al-Saud (Ảnh AFP)

Hôm 05/6, Ả Rập Saudi, Ai Cập và UAE đã ra tối hậu thư cho Qatar, theo đó trong vòng 24 giờ phải chấm dứt tất cả sự ủng hộ đối với Anh em Hồi giáo và các nhóm Hồi giáo ủng hộ khủng bố. 

Ông Jatras cũng lưu ý rằng, đối với tất cả các lực lượng cực đoan chính trị, Anh em Hồi giáo không bao giờ bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. 

Cuộc tấn công thực sự của nhà cầm quyền Qatar Sheikh Tamim bin Hamad al-Thani trong mắt Riyadh dường như là sự sẵn sàng của ông ấy trong việc hội đàm với Iran. 

Ông Jatras giải thích rằng, cả Mỹ và Israel đều ủng hộ Ả Rập Saudi ngay cả khi họ là những quốc gia bảo trợ khủng bố của thế giới. 

Theo ông Jatras, Mỹ và Israel "đổ lỗi tất cả những 'ốm yếu' của khu vực Trung Đông và thế giới" lên Qatar. 

 

Cựu cố vấn lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ cho rằng, Qatar có thể quyết định giữ vững lập trường của mình. 

"Doha không phải là không có những người ủng hộ. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel đổ lỗi cho Mỹ gây ra cuộc khủng hoảng, chỉ trích mối quan hệ ‘Trumpization’ tại khu vực vùng Vịnh", ông nhấn mạnh.

Ông cho biết thêm, Iran đã đề xuất xuất khẩu sang Qatar sau khi Ả Rập Saudi đóng cửa biên giới trên đất liền.

"Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia ủng hộ Hồi giáo Anh em, có một căn cứ ở Qatar, và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua dự luật triển khai quân ở đó. Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh NATO - đang ngày càng xa Mỹ, một phần vì Mỹ ủng hộ người Kurd ở Syria", ông chia sẻ.

Ông Jatras kết luận rằng, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, cùng với Nga, đang tham gia vào tiến trình hòa đàm Asatana về khu vực giảm căng thẳng vốn được Damascus ủng hộ, nhưng Riyadh và Washington phản đối. 

Nên đọc

 

NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo