Quá mệt mỏi, Đức muốn Hy Lạp rời khỏi liên minh châu Âu
Tài xế taxi tại Berlin Jens Mueller cho chúng tôi biết, anh đã quá chán nản với chính phủ Hy Lạp và không muốn tiền thuế của mình bị lãng phí tại
“Chúng tôi cảm thấy rất khó chịu trước các tình huống mà họ đang làm. Có lẽ tốt hơn cho tất cả là Hy Lạp nên rời khỏi nhóm đồng tiền chung euro” Muller cho biết như vậy.
Suy nghĩ của Mueller được chia sẻ bởi đa số người Đức. Một cuộc thăm dò được công bố mới đây (13/3) của đài truyền hình ZDF cho thấy 55% đồng hương của Mueller đồng tình với suy nghĩ của ông, tăng từ 41% so với tháng trước. Sự thay đổi này bắt nguồn từ 80% dân Đức cho rằng chính phủ Hy Lạp đã “ không hành xử một cách nghiêm túc đối với các đối tác châu Âu của mình”.
Các quan điểm cứng của Đức là rất quan trọng, bởi nước này có đóng góp lớn nhất trong 240 tỷ euro (552 tỷ USD) để cứu trợ Hy Lạp và những người ủng hộ chính sách cắt giảm ngân sách để đổi lấy viện trợ. Căng thẳng đã leo thang giữa hai chính phủ kể từ khi Thủ tướng Alexis Tsipras nhậm chức vào tháng giêng, đã hứa hẹn chấm dứt thời kỳ “thắt lưng buộc bụng” mà ông cho rằng lỗi tại bà Angela Merkel.
Tình cảnh của Hy Lạp đang khá bi đát khi nguồn tài chính đang dần cạn kiệt và phải đấu tranh với các quan chức châu Âu trong việc giải ngân gói cứu trợ. Thủ tướng Tsipras cũng tăng cường kêu gọi cái gọi là “ bồi thường chiến tranh” khi Đức Quốc xã chiếm đóng trong thế chiến thứ II. Bộ trưởng bộ tài chính Hy Lạp, ông Yanis Varoufakis đã đuối lý trong cuộc tranh luận về vấn đề này với đối tác người Đức, ông Schaeuble. Tuần trước, chính phủ Hy Lạp đã chính thức khiếu nại về hành vi của Schaeuble, và Schaeuble đã trả lời rằng toàn bộ vấn đề này là hết sức vô lý.
“Cái cách người Hy Lạp đang cư xử như hiện nay là không thể chấp nhận. Họ đang lẫn lộn giữa những nhu cầu riêng của mình với những đòi hỏi bồi thường chiến tranh” Dorli Schneider, một phiên dịch đang chờ tầu tại ga
Các cử tri Đức cũng khiến cho bà Markel gặp khó khăn trong những thỏa thuận về vấn đề Hy Lạp, họ có thể xuống đường biểu tình bất kỳ lúc nào. Juergen, nhà chính trị học tại Đại học Johannes Gutenberg tại
Tuy nhiên, một số người trong cộng đồng 315.000 người Hy Lạp sống tại Đức lại cho rằng quan điểm của người Đức hơi quá cứng nhắc. Kostas Tassopoulos, người đã đến nước Đức từ năm 2008 để phát triển sản xuất âm nhạc điện tử của mình nói. “Có một chút ngớ ngẩn khi người Hy Lạp nói vấn đề của họ là do lỗi của người Đức, và nó càng ngớ ngẩn hơn khi mà người Đức đang cố gắng đưa tất cả trách nhiệm quay trở lại phía Hy Lạp."
"Chính phủ Đức có thể hỗ trợ những người Hy Lạp nhiều hơn", Manfred Ukleja, một giáo viên 55 tuổi cho biết. "Người Hy Lạp cũng nằm trong Liên minh châu Âu, và điều này có ý nghĩa nhiều hơn chỉ nhìn vào nền kinh tế của họ."
Thế nhưng, nhiều người Đức nói rằng họ đã mất niềm tin vào Hy Lạp. Theo các cuộc thăm dò của ZDF, 82 phần trăm số người được hỏi nghi ngờ rằng Hy Lạp sẽ đồng tình với chính sách cắt giảm ngân sách và cải cách đã thoả thuận, trong khi chỉ có 14 phần trăm tin tưởng rằng chính sách này sẽ được thông qua. (Cuộc thăm dò được tiến hành ngày 10 – 12/ 3/2015).
"Ý kiến của Chính phủ hiện nay là điều không đáng tin cậy," Geralt Czermin, một công nhân xây dựng 60 tuổi từ
End of content
Không có tin nào tiếp theo