Quân đội Nga thử nghiệm thành công đầu đạn siêu thanh
Cuộc phóng được tiến hành trong khuôn khổ đợt bắn đạn thật trên thao trường Kura thuộc khu vực Orenburg vùng Kamchatka và đã là lần thử nghiệm hoàn toàn thành công đầu tiên với loại vũ khí có khả năng tốc độ lên tới 15 Mach (7 km/giây).
"Sản phẩm 4202" cần thay thế cho đầu đạn truyền thống trên các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa triển vọng. Độ linh hoạt cơ động cao của khí cụ bay trước khi đi vào lớp khí quyển dày đặc gây khó cho khả năng đánh chặn của các phương tiện phòng không đối phương, — báo cho biết.
Cuộc thử nghiệm khí cụ mới đã được thực hiện nhờ chương trình thay thế nhập khẩu rộng lớn mà cơ sở sản xuất áp dụng, đó là Hiệp hội khoa học-sản xuất máy cơ khí Reutov. Cho đến nay, trong sản phẩm này tuyệt nhiên không còn thành phần linh kiện nào của nước ngoài.
Hiện chỉ có một vài nước trên thế giới đang phát triển công nghệ đầu đạn lượn siêu thanh này. Mỹ đã hai lần thử nghiệm thành công thiết bị HTV-2, trong khi Trung Quốc từng thử nghiệm đầu đạn sử dụng công nghệ tương tự vào năm 2014. Ấn Độ cũng đang nghiên cứu công nghệ bay siêu thanh.
Phương tiện trượt siêu thanh (HGV) khác với đầu đạn tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn ở điểm nó di chuyển phần lớn thời gian ở tầng bình lưu thay vì trong không gian vũ trụ. Điều này giúp tên lửa gắn HGV có tầm bắn lớn hơn và khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa có ít thời gian phản ứng hơn. Ngoài ra, HGV có thể bay lượn linh hoạt trong khi tấn công mục tiêu ở tốc độ cao, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn.
"Sản phẩm 4202'' có thể được lắp trên tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới RS-28 của Nga. Các chuyên gia quân sự dự đoán rằng mỗi tên lửa RS-28 sẽ mang được 3 đầu đạn siêu thanh nói trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo