Quốc tế

Quan hệ liên Triều cải thiện: Quốc tế hoan nghênh, Mỹ - Nhật dè dặt

(DNVN)-Cộng đồng quốc tế, trong đó có Trung Quốc, EU và Nga, lên tiếng hoan nghênh việc hai miền Triều Tiên đạt được nhất trí về tổ chức hội đàm thượng đỉnh. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản lại tỏ ra khá dè dặt.

Theo hãng tin KBS, các nước liên quan đã thể hiện những phản ứng khác nhau về thông tin Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ tổ chức hội đàm thượng đỉnh liên Triều vào cuối tháng Tư. 

Phản ứng đáng chú về dấu hiệu cải thiện quan hệ liên Triều là Liên minh châu Âu (EU). Bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU cho biết, EU sẽ sớm xây dựng và đề xuất những phương án hỗ trợ Hàn Quốc. 

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) bắt tay vấn an ninh Hàn Quốc Chung Eui-yong tại Bình Nhưỡng hôm 06/3/2018.

KBS nhận định rằng, rất hiếm khi có nước nào không phải thành viên liên minh tham dự cuộc họp trên nên động thái trên của EU đối với Ngoại trưởng Hàn Quốc đã cho thấy sự quan tâm của các nước châu Âu đối với tình hình bán đảo Triều Tiên. 

Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh ra thông báo ngoại giao vào thời điểm nửa đêm, trong đó bày tỏ đánh giá cao và hoan nghênh những kết quả chuyến công tác của phái đoàn đại biểu đặc biệt Seoul đến Bình Nhưỡng.

Bắc Kinh cũng bày tỏ mong muốn hai miền Triều Tiên sẽ duy trì quan hệ hòa giải và hợp tác, đồng thời hy vọng có thể đóng góp một vai trò nhất định trong đó.

Hiện Nga vẫn chưa đưa ra lập trường chính thức. Tuy nhiên, các quan chức cấp cao của nước này đã đồng loạt bày tỏ vui mừng và hoan nghênh trước tình hình những căng thẳng trên bán đảo đã được giải tỏa.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev phát biểu rằng bóng giờ đã được đá sang sân của Mỹ, đồng thời bày tỏ quan tâm về việc liệu Washington sẽ hành động như thế nào.

 

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản lại tỏ ra khá dè dặt mặc dù báo chí nước này đồng loạt đưa tin khẩn về việc Hàn Quốc và Triều Tiên đạt được nhất trí về tổ chức hội đàm thượng đỉnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết nếu chưa xác định được rằng chính quyền Triều Tiên có thực sự thay đổi chính sách về hạt nhân và tên lửa thì không có lý do gì cho việc giảm bớt áp lực đối với Bình Nhưỡng. 

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều là dấu hiệu tích cực bởi vì đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tất cả các bên đều nghiêm túc nỗ lực, song đây cũng có thể là “hy vọng sai lầm”.

“Thế giới đang theo dõi và chờ đợi. Có lẽ là hy vọng sai lầm, nhưng Mỹ sẵn sàng cứng rắn trong bất cứ chiều hướng nào”, ông Trump viết trên Twitter. 

Ông chủ Nhà Trắng tin rằng Bình Nhưỡng thật sự muốn đối thoại về giải trừ vũ khí hạt nhân, đồng thời cho rằng kết quả này cũng nhờ “các lệnh trừng phạt và những gì chúng tôi đang làm liên quan đến Triều Tiên”.

 

Nên đọc
Minh Thu (Theo KBS/Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo