Quyết định cung cấp vũ khí 'giết người' trong đó có tên lửa vác vai Javelin cho Ukraine là một vấn đề rất nhạy cảm đối với nước Nga, đặc biệt là trong bối cảnh những xung đột khu vực Đông Âu vẫn dai dẳng suốt nhiều năm qua.
Tên lửa Javelin - "ngọn giáo bắn và quên" hiệu quả đến mức việc Mỹ bán loại vũ khí này cho các nước khác cũng đều liên quan đến các vấn đề chính trị nóng bỏng. Trong quá khứ, Mỹ đã bán “ngọn giáo chống tăng” này cho một vài quốc gia thuộc khối NATO, các nước đồng minh ở Trung Đông như UAE, Saudi Arabia hoặc xa hơn là Australia, Đài Loan, Indonesia... Năm ngoái Mỹ đã quyết định bán Javelin cho Ukraine sau một thời gian dài đàm phán và đôi bên đều rất chần chừ vì nhiều nguyên nhân khác. Nguồn ảnh: DVIDS.
Báo giới quốc tế viết về thương vụ Mỹ bán tên lửa Javelin cho Ukraine vốn tồn tại rất nhiều bí mật. Từ thời Barack Obama còn nắm quyền tổng thống, ông đã không đồng ý việc Mỹ cung cấp vũ khí cho Kiev. Ở phía bên kia, Nga cũng là một quốc gia một mực phản đối Ukraine có được vũ khí từ Mỹ do những căng thẳng kéo dài suốt những năm qua từ khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, tiếp đến là nội chiến ở vùng Donbass khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng. Nguồn ảnh: DVIDS.
Theo phân tích của giới chuyên môn và cảnh báo từ phía Nga, việc Mỹ bán vũ khí cho Ukraine chẳng khác nào một việc làm kích động Kiev sử dụng vũ lực, càng làm căng thẳng khu vực leo thang. Nguồn ảnh: DVIDS.
Bị phản đối nhiều là vậy nhưng tháng 4 năm ngoái, các cố vấn an ninh của Mỹ đã thuyết phục được Tổng thống Donald Trump ký vào thỏa thuận cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, thời điểm đó nhà lãnh đạo Mỹ không cho phép họ công khai nói về thỏa thuận này vì sợ làm cho người đồng cấp Vladimir Putin tức giận. Nguồn ảnh: DVIDS.
Đến nay, những bí mật được hé lộ, trong Ukraine đã tiếp nhận số lượng không nhỏ tên lửa Javelin – một thứ vũ khí rất nguy hiểm từ Mỹ và rõ ràng là nó đã khiến Nga sục sôi tức giận. Ngoài những lý do về vấn đề căng thẳng khu vực leo thang, một điều nữa khiến Nga rất lo sợ việc Ukraine sở hữu Javenlin là vì loại tên lửa này có quá nhiều đặc điểm mà các khí tài, vũ khí của Nga rất khó đối phó. Nguồn ảnh: DVIDS.
FGM-148 Javelin do Mỹ sản xuất là một trong những hệ thống tên lửa chống tăng di động hàng đầu trên thế giới. Đây cũng là một khí tài rất đắt tiền, với mỗi tên lửa thường có giá cao hơn các mục tiêu mà nó tiêu diệt. Trong quân đội Mỹ, Javelin cũng có thể chuyển được từ dạng tên lửa vác vai sang gắn trên các xe chiến đấu, xe tăng nhiều loại. Nguồn ảnh: DVIDS.
Javelin được thiết kế vào những năm 70 và 80, khi các nhà lãnh đạo của quân đội Mỹ gặp “ác mộng” với hàng loạt xe tăng của Liên Xô. Tên lửa này sau đó đã tham gia phục vụ quân đội Mỹ từ năm 1996 sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nguồn ảnh: DVIDS.
Tên lửa Javelin có chiều dài 1,1 mét, chiếu dài ống phóng là 1,2 mét với đường kính 127 mm. Được trang bị đầu dò hồng ngoại, tầm bắn của Javelin là từ 50-2.500m và tốc độ bay của tên lửa khoảng 290m. Đầu đạn của tên lửa sử dụng loại nổ lõm. Tên lửa có trọng lượng 11,8 kg. Tên lửa được phóng từ ống phóng vác vai, nhưng động cơ tên lửa hoạt động khi ra khỏi ống phóng ở một khoảng cách nhất định để đảm bảo an toàn cho người bắn. Tổ bắn tên lửa loại này thường có hai người, trong đó một người bắn chính và một người hỗ trợ. Nguồn ảnh: DVIDS.
Tên lửa Javelin đã được sử dụng trong cuộc tấn công Iraq năm 2003. Loại tên lửa vác vai này đã tiêu diệt nhiều xe tăng Type 69 và T-72. Khi giai đoạn quan trọng của cuộc xung đột kết thúc, nhiệm vụ chính của Javelin là "bắn tỉa" các mục tiêu nhỏ hơn. Phạm vi nhắm mục tiêu chính xác của Javelin là rất lý tưởng trong nhiệm vụ phát hiện và hạ gục các nhóm vũ khí hạng nặng xuất hiện ở tầm xa được trang bị súng máy, tên lửa hoặc súng không giật.... Nguồn ảnh: DVIDS.
Tên lửa này thường dùng để tấn công phần bên trên các xe tăng, xe thiết giáp nhưng tên lửa này cũng có khả năng tấn công trực tiếp bằng cách bắn thẳng vào các tòa nhà hay các mục tiêu khác. Điều trớ trêu khi sử dụng Javelin là nó có giá khoảng 80.000 USD, cao hơn rất nhiều hệ thống vũ khí làm mục tiêu của chính loại tên lửa này. Nguồn ảnh: DVIDS.
Theo Anh Tú/Kiến thức
Theo Anh Tú/Kiến thức