"Rồng lửa" S-125 Liên Xô vừa bắn hạ "niềm tự hào" Trung Quốc sản xuất
Lực lượng Chính phủ Hiệp định quốc gia Lybia (GNA) vừa cho biết, họ đã dùng hệ thống tên lửa phòng không S-125 do Nga sản xuất để bắn hạ chiếc máy bay chiến đấu không người lái tối tân do Trung Quốc chế tạo thuộc sở hữu của lực lượng đối lập tại Libya.
Khám phá 5 thế hệ tạo dựng huyền thoại máy bay Sukhoi / Máy bay trinh thám huyền thoại chưa bao giờ bị bắn hạ
Mới đây nhất hệ thống phòng không này lại bắn chiếc máy bay chiến đấu không người lái (UCAV)hiện đại do Trung Quốc chế tạo tại chiến trường Lybia.
Chiếc UCAV Wing Long II đã bị bắn hạ bằng tổ hợp phòng không S-125 Pechora khi nó đang tiến hành trinh sát và chuẩn bị khai hỏa vào mục tiêu của GNA gần khu vực gần Misrata, Libya.
Khi bị bắn hạ, chiếc Wing Long II đang bay ở độ cao khoảng trên 5.000m nhằm tránh đòn tấn công từ lực lượng tên lửa phòng không vác vai. (Hình ảnh tên lửa được trang bị trên chiếc UCAV này).
Tuy nhiên, "Chiếc máy bay này đã lọt vào tầm tác xạ của hệ thống S-125 và nó bị đánh chặn chỉ bằng một phát bắn duy nhất", vị đại diện của GNA cho biết.
Đây là lần thứ 3 kể từ đầu năm 2019, chiếc Wing Long bị bắn hạ bằng vũ khí thế hệ cũ.
S-125 Pechora là một trong những vũ khí thành công của Liên Xô cũ. Cho đến thời điểm hiện tại, đây là hệ thống phòng không duy nhất từng bắn hạ máy bay tàng hình. Hiện tại S-125 vẫn là vũ khí phòng không chủ lực của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hệ thống phòng không S-125 được nghiên cứu và sản xuất vào cuối thập niên 1950 đầu 1960. S-125 lần đầu được triển khai vào năm 1963 xung quanh thủ đô Moskva của Liên Xô.
Trong tay quân đội Nam Tư, hệ thống này đã bắn rơi loại máy bay tàng hình cực kỳ hiện đại của Mỹ F-117A.
Tên lửa S-125 gồm 2 phần. Phần thân dưới là động cơ đẩy phụ-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 2,6 giây, gắn 4 cánh vây hình chữ nhật có thể xoay 90 độ; phần trên đường kính nhỏ hơn là động cơ đẩy chính-nhiên liệu rắn, thời gian hoạt động 18,7 giây và đầu đạn, được gắn 4 vây đuôi cố định và 4 vây chuyển động được nhỏ hơn ở đầu.
Đạn tên lửa được điều khiển bằng sóng radio qua antenna ở cánh vây sau phần trên (có thể tên lửa loại này được trang bị công nghệ tự tìm mục tiêu bằng hồng ngoại ở cuối hành trình IR terminal homing).
Tên lửa 5V24 (V600) của hệ thống S-125 có thể đạt tốc độ Mach 3-3,5. Tuy có tầm bắn ngắn và độ cao thấp hơn người tiên nhiệm S-75, nhưng điểm độc đáo là thiết kế hai gia đoạn bay nên cực kì hiệu quả để chống lại mục tiêu di động.
Hệ thống S-125 sử dụng 2 phiên bản đạn tên lửa khác nhau. V-600 (hay 5V24) có đầu nổ nhỏ chỉ có trọng lượng 60 kg, có tầm bắn khoảng 15 km.
Phiên bản sau có tên gọi V-601 (hay 5V27). Nó có chiều dài 6,09 m, sải cảnh 2,2 m và đường kính 0,375 m.
Trọng lượng tên lửa khi phóng là 953 kg, đầu nổ nặng 70 kg gồm 33 kg thuốc nổ mạnh và 4.500 mảnh nhỏ. Tầm bắn từ 3,5 đến 35 km (với Pechora 2A). Độ cao hoạt động của tên lửa từ 100 m đến 18 km.
Phiên bản nâng cấp của hệ thống có tên là S-125M "Neva-M" và sau này là S-125M1 "Neva-M1" được trang bị tầng đẩy đã được thiết kế lại và một hệ thống điều khiển cải tiến.
Tên lửa có thể diệt mục tiêu ở độ cao chỉ từ 20m đến 25km, cự ly diệt mục tiêu lên tới 25km, cự ly phát hiện mục tiêu tăng lên 100km, và thời gian để tổ hợp bắt mục tiêu chỉ 3 giây.
Thông số này vẫn cực kỳ đáng sợ cho bất cứ máy bay nào đối mặt với loại tên lửa phòng không này.
Theo Việt Hùng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
S-125 Neva/Pechora hay SAM-3 là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô, được thiết kế để bổ sung cho tên lửa S-25 và S-75. Hệ thống này được nhiều nước sở hữu.