Quốc tế

"Sát thủ" Bradley trước áp lực đóng vai trò như xe tăng trong xung đột Nga-Ukraine

Trong nhiều trường hợp, Ukraine phải sử dụng xe chiến đấu bộ binh Bradley để đối đầu với các xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga có từ thời Liên Xô.

Cảnh sát biển Mỹ tìm thấy mảnh vỡ trong khu vực tìm kiếm tàu lặn mất tích / Nga chuẩn bị bất ngờ khó chịu cho LLVT Ukraine để đáp trả cuộc phản công

Ukraine đã bị mất nhiều xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley do phương Tây cung cấp sau khi triển khai các phương tiện này ra chiến trường. Nhưng theo giới phân tích, tổn thất này nằm trong ngưỡng có thể chấp nhận được bởi việc chọc thủng phòng tuyến đối phương luôn là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất trong cuộc xung đột.
Hai chiếc xe bọc thép M2 Bradley được Ukraine ngụy trang màu xanh lá cây. Ảnh: War Zone.

Hai chiếc xe bọc thép M2 Bradley được Ukraine ngụy trang màu xanh lá cây. Ảnh: War Zone.

Dù xe chiến đấu bộ binh Bradley trở thành mục tiêu chính và bị tấn công liên tiếp nhưng chúng vẫn có thể vượt qua hỏa lực của Nga và đảm bảo an toàn cho kíp lái bên trong.
Theo Forbes, Ukraine đã bị mất 17 trong số 124 xe Bradley mà nước này tiếp nhận từ phương Tây. Trong số 17 chiếc này, có khoảng 5 chiếc gần như bị phá hủy hoàn toàn, số còn lại bị hư hỏng hoặc bị bỏ trên chiến trường. Điều này cho thấy M2A2 Bradley đang hoạt động khá hiệu quả. Dù bị trúng đạn, nhưng nó vẫn có thể giữ cho kíp lái sống sốt. Trong khi đó, xe bọc thép hạng nhẹ M113 – dòng xe tiền nhiệm của Bradley đang phải chịu tỷ lệ tổn thất cao hơn nhiều.
Ukraine đã mất 34 trong tổng số 300 chiếc M113 do Mỹ chuyển giao. Trong số 34 chiếc này, có 23 chiếc bị phá hủy hoàn toàn và 6 chiếc bị hư hỏng, số còn lại bị Nga thu giữ.
Xe bọc thép chở quân YPR-765 của Ukraine cũng chịu tỷ lệ tổn thất tương tự với 22 chiếc bị phá hủy, 8 chiếc bị hư hỏng và 2 chiếc bị đối phương thu giữ. YPR-765 là một biến thể được Hà Lan phát triển dựa trên mẫu xe thiết giáp chở quân M113 do Mỹ sản xuất.
Tóm lại, Bradley vẫn chịu tổn thất ít hơn so với 2 phương tiện trên, dù chúng phải tham gia những cuộc giao tranh ác liệt và dữ dội hơn.
Quá trình phát triển Bradley là một chặng đường dài đầy khó khăn và thử thách. Khi bắt đầu thiết kế phương tiện này vào đầu những năm 1960 nhằm đối trọng với xe chiến đấu bộ binh BMP-1 của Liên Xô, Mỹ đã phải nỗ lực rất nhiều để tạo ra một loại xe chở quân có tháp pháo. Bradley là phương tiện lai ghép thô sơ đầu tiên giữa xe tăng hạng nhẹ và xe bọc thép chở quân, vì thế rất khó xác định vai trò thực sự của nó.
Xét một cách tổng thể, đây là phương tiện có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, cung cấp nhiều tiện ích trên chiến trường, nhưng đến những năm 1980, các nhà cải cách quốc phòng của Mỹ không thích tính linh hoạt này, đồng thời đặt câu hỏi liệu một phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nhẹ và đắt đỏ có thể trở thành mục tiêu dễ bị tấn công hay không. Sự lo lắng này đã khiến họ tập trung nâng cấp khả năng sống sót của Bradley. Các cuộc thử nghiệm diễn ra sau đó đã dẫn tới những cải tiến về thiết kế, làm gia tăng khả năng sống sót của phương tiện chiến đấu bộ binh mới. Sự cải tiến này đã chứng minh hiệu quả trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Thay thế cho vai trò của xe tăng
Video từ chiến trường cho thấy mặc dù xe Bradley bị trúng đạn nhưng những binh sỹ ngồi trong xe vẫn không bị thương và họ đã nhanh chóng rời khỏi phương tiện. Thứ trưởng quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã đánh giá cao khả năng sống sót của phương tiện này. Bà đã đăng tải hình ảnh một chiếc Bradley bị hư hại của Lữ đoàn cơ giới 47 kèm theo dòng chú thích “Bradley đã bảo vệ được thứ quý giá nhất đó là mạng sống của các quân nhân”.
Trên chiến trường Ukraine, xe chiến đấu bộ binh đang bị buộc phải đảm nhận vai trò như xe tăng và bị phá hủy với tốc độ chóng mặt. Trong nhiều trường hợp, Ukraine phải sử dụng phương tiện này để đối đầu với các xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga có từ thời Liên Xô. Bradley có hệ thống quang học mạnh mẽ, được trang bị lớp giáp dày dặn cung cấp khả năng bảo vệ kíp lái trước đạn 30 mm APDS và vũ khí chống tăng RPG, pháo tự động M242 Bushmaster 25 mm cùng tên lửa chống tăng TOW, vì thế sức mạnh của nó được cho là vượt trội hơn so với một chiếc xe bọc thép chở quân thông thường.
Việc sử dụng phương tiện này thay thế cho xe tăng chiến đấu chủ lực sẽ khiến nó gặp nhiều rủi ro. Nhưng đây có lẽ là rủi ro mà Ukraine có thể chấp nhận được trong bối cảnh nước này đang thiếu hụt nghiêm trọng các phương tiện chiến đấu.
Mỹ được cho là còn khoảng 6.000 chiếc Bradley trong kho dự trữ, hơn nữa, nước này đang có chương trình mở gói thầu mới để thay thế Bradley bằng những phương tiện hiện đại hơn, vì vậy Washington có khả năng sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine phương tiện này.
Bên cạnh đó, việc bảo toàn được đội ngũ vận hành xe Bradley do phương Tây đào tạo sẽ giúp Ukraine tiết kiệm được đáng kể thời gian và nhân lực. Các kíp lái này chắc chắn sẽ nhanh chóng quay trở lại chiến đấu một khi họ tiếp nhận được phương tiện thay thế.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm