Quốc tế

"Vung tay quá trán" công nghiệp quốc phòng Nga lâm cảnh nợ nần

Giới công nghiệp quốc phòng Nga đã vay tiền để đáp ứng quá trình hiện đại hóa quân đội của Điện Kremlin, nhưng quản lý yếu kém và tính toán sai chi phí khiến họ lâm vào nợ nần.

Hàn Quốc nổ súng cảnh cáo máy bay Nga xâm phạm không phận / Mỹ đóng sắp xong siêu tàu sân bay Ford thứ hai, Nga mới có mô hình

Kế hoạch hiện đại hóa quân đội trị giá 20.000 tỷ rúp (300 tỷ USD) của Tổng thống Vladimir Putin trong thập niên qua, đã trang bị cho quân đội Nga đầu đạn siêu thanh, tàu ngầm không người lái tiên tiến. Tuy nhiên, việc hiện đại hóa quân đội lại khiến giới công nghiệp quốc phòng lâm vào cảnh nợ nần, vì chính phủ chưa thanh toán đủ tiền cho họ, Bloomberg cho biết.
Giới công nghiệp quốc phòng Nga đang trong tình trạng “thắt lưng buộc bụng” và không đủ tiền để đầu tư vào công nghệ mới quan trọng, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov nói trong một hội nghị vào đầu tháng. “Chúng tôi đã đề nghị tổng thống giải quyết các khoản nợ hơn 2.000 tỷ rúp”, Phó Thủ tướng Borisov nói.
Tổng thống Vladimir Putin kiểm tra tiêm kích tàng hình Su-57. Ảnh: AP.

Tổng thống Vladimir Putin kiểm tra tiêm kích tàng hình Su-57. Ảnh: AP.

Theo các quan chức quốc phòng và nhà phân tích công nghiệp, phần lớn các khoản nợ xấu đã tồn tại nhiều năm và khó có khả năng thanh toán. Các khoản nợ phát sinh từ sai lầm trong quản lý chủ yếu tại các công ty sản xuất vũ khí nhà nước.
Sau khi Điện Kremlin giảm chi tiêu quốc phòng trong năm 2017-2018 do xuất khẩu dầu sụt giảm dưới áp lực của phương Tây, kết hợp với các yếu tố khác khiến tình trạng tài chính của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga trở nên xấu đi.
“Đó là một quả bom nổ chậm”, Konstantin Makienko, phó giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, một nhà tư vấn cho ngành công nghiệp quốc phòng của Moscow nói, Bloomberg trích dẫn.
Vị chuyên gia nhận xét cốt lõi của vấn đề nằm ở vấn đề chính phủ Nga không chi tiền cho các hệ thống vũ khí mới cho đến khi chúng được hoàn thành. Điều đó buộc các nhà sản xuất quốc phòng phải vay tiền từ các ngân hàng thương mại, thường là dưới sự bảo đảm của chính phủ để trang trải chi phí.
Tuy nhiên, lãi suất các khoản vay như vậy trung bình khoảng 10% mỗi năm, khiến các công ty có chi phí nợ rất lớn. “Sẽ rất khó khăn để giải quyết các khoản vay này vì chi tiêu của chính phủ cho các hợp đồng mua sắm mới đang giảm”, Anton Danilov-Danilyan, nhà phân tích tại Oboronprom, một trong những công ty quốc phòng lớn nhất của Nga cho biết.
Ông đổ lỗi cho quản lý lộn xộn và sai lầm. Một số người đánh giá bản thân quá cao, nhưng người khác đưa giá hợp đồng quá thấp, hoặc tỷ lệ hoàn vốn hóa ra là gần như không có. Số khác tính toán sai lầm chi phí để đưa hệ thống vũ khí mới vào sản xuất.
Thêm vào đó là sự chậm trễ trong thanh toán của các đơn hàng xuất khẩu do lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ đối với khách hàng mua vũ khí Nga. Hiện tại, chính phủ Nga đang có kế hoạch xóa khoảng 200 tỷ rúp nợ xấu.
Tuy vậy, Bộ Tài chính Nga đã từ chối lời kêu gọi của Phó Thủ tướng Borisov về khoản cứu trợ trị giá khoảng 600-700 tỷ rúp mà ông nói là cần thiết để cho phép tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga trở lại hoạt động bình thường.
Theo Trung Hiếu/Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm