1,7 tỷ liều vaccine COVID-19 được tiêm thần tốc trong 6 tháng: Chuyên gia nhận xét ‘đáng kinh ngạc, giống như đưa người lên Mặt Trăng’
F-35 xuất hiện tại Baltic có thật sự dễ dàng bị radar S-300 'bắt sống'? / Số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc tăng đột biến, cao thứ hai kể từ đầu dịch
Trong hơn 6 tháng qua, hàng trăm triệu người trên thế giới đã cùng ‘theo chân’ một cụ bà 90 tuổi người Anh tên là Margaret Keenan.
Vào lúc 6h30 sáng ngày 8 tháng 12 năm 2020, bà Keenan trở thành người đầu tiên được tiêmvaccine COVID-19trên thế giới trong một chương trình tiêm chủng đại trà. Mũi tiêm của bà thể hiện nỗ lực phát triển vaccine COVID-19 một cách an toàn trong thời gian kỷ lục.
Giờ đây, hơn 1,7 tỷ liều vaccineCOVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu đang sàng lọc dữ liệu để giải đáp các câu hỏi về hiệu quả của vaccine - và cách vaccine có thể định hình diễn biến của đại dịch vốn đã cướp đi sinh mạng hơn 3,5 triệu người, theo một bài viết trên tạp chí khoa học Nature ngày 4/6.
Bà Margaret Keenan tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech ngày 8 tháng 12 năm 2020. Bà Keenan là người đầu tiên được tiêm vaccine COVID-19 trên thế giới trong một chương trình tiêm chủng đại trà.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi khoa Cody Meissner tại Trường Đại học Y và và Bệnh viện Nhi Tufts ở Boston, Massachusetts (Mỹ), nói với Nature: "Thật đáng kinh ngạc khi điều này xảy ra trong một thời gian ngắn. Đối với tôi, nó giống như việc đưa một người lên Mặt Trăng. Điều này sẽ thay đổi công nghệ tiêm chủng mãi mãi".
Trong bài viết mới đăng tải, tạp chí Nature phân tích các bài học rút ra từ 6 tháng đầu tiên thực hiện tiêm vaccine COVID-19 trên toàn cầu. Nhìn chung, kết quả của vaccine cực kỳ hứa hẹn - thậm chí tốt hơn nhiều người đã hy vọng - nhưng một trong những điều khiến các nhà nghiên cứu lo ngại là các biến thể mới.
Vaccine COVID-19 hiệu quả như thế nào trong thế giới thực?Vào tháng 2, nhà dịch tễ học người Đan Mạch Ida Moustsen-Helms đã rất phấn khích khi lần đầu tiên thấy sự hiệu quả củavaccine Pfizer–BioNTechở nhân viên y tế và người già tại một cơ sở dưỡng lão, những người đầu tiên được tiêm vaccine này ở Đan Mạch.
Trước đó, một thử nghiệm lâm sàng trên hơn 40.000 người đã phát hiện ra loại vaccine này có hiệu quả 95% trong việc bảo vệ người được tiêm khỏi COVID-19 có triệu chứng. Nhưng Moustsen-Helms, người làm việc tại Viện Statens Serum ở Copenhagen, và các đồng nghiệp là một trong những nhóm đầu tiên thử nghiệm hiệu quả của loại vaccine này bên ngoài các thử nghiệm lâm sàng.
Kết quả nghiên cứu của Moustsen-Helms cho thấy vaccine Pfizer–BioNTech có hiệu quả 64% ở những người sống tại cơ sở dưỡng lão với độ tuổi trung bình là 84 và 90% hiệu quả ở những nhân viên y tế. Moustsen-Helms coi đây là một tin tốt vì phản ứng miễn dịch ở những người lớn tuổi có thể không còn tốt. Nhưng một số chính trị gia Đan Mạch tỏ ra không hài lòng vì hiệu quả tương đối thấp ở những người lớn tuổi. Moustsen-Helms phản bác: "Đôi khi họ quên rằng những người tham gia thử nghiệm rất khác những người trong thế giới thực".
Kể từ đó, dữ liệu thực tế từ một số quốc gia cũng đã được công bố, cùng với nhiều tin tức tích cực về hiệu quả của vaccine trong dân số nói chung.
Một chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc ở Israel đã phát hiện ra vaccine Pfizer–BioNTech có hiệu quả chống lại việc nhiễm SARS-CoV-2 là 95% sau khi tiêm liều thứ hai 7 ngày trở lên.
Vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech.
Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya ở Moscow và Quỹ Đầu tư Trực tiếp của Nga cũng thông báo rằng vaccine Sputnik V của họ đã đạt hiệu quả 97% đối với gần 4 triệu người ở Nga.
Và tháng trước, Cơ quan Y tế Công cộng Anh có trụ sở tại London báo cáo rằng vaccine Pfizer–BioNTech vàvắc xin Oxford–AstraZenecađều có hiệu quả 85–90% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng sau hai liều. Tuy nhiên, Cơ quan Y tế Công cộng Anh cũng nhấn mạnh rằng họ chưa có đủ nhiều số liệu thống kê về kết quả của vaccine Oxford–AstraZeneca.
Trong số những người trưởng thành được tiêm vaccine Pfizer – BioNTech, Israel đã ghi nhận khả năng bảo vệ khỏi nhiễmSARS-CoV-2là 94% ở những người trên 85 tuổi. Đây là mức cao đối với nhóm tuổi này và cao hơn đáng kể so với kết quả của Moustsen-Helms (64%). Theo Nature, một phần có thể là do những người tại cơ sở dưỡng lão thường có sức khỏe kém.
Tương tự, một nghiên cứu ở Anh cho thấy vaccine Pfizer–BioNTech và Oxford–AstraZeneca đều có hiệu quả 80% trong việc ngăn ngừa COVID-19 nhập viện ở những người từ 70 tuổi trở lên.
Các nghiên cứu khác đang được tiến hành để xem liệu hiệu quả của vaccine có thể được tăng cường hơn bằng cách trộn và kết hợp vaccine hay không; và kết quả ban đầu đầy hứa hẹn.
Một người phụ nữ tiêm vaccine COVID-19 tại Mỹ.
Tuy nhiên, Meissner cho biết hiệu quả của vaccine vốn đã vượt quá mong đợi, đặc biệt là khi xét với tốc độ phát triển chúng - mặc dù chúng đều được thử nghiệm an toàn kỹ lưỡng trong các thử nghiệm lâm sàng lớn bất thường. Một số loại vaccine phòng bệnh khác trải qua nhiều năm phát triển và có thể không đạt được mức bảo vệ này. Meissner nói: "Hiệu quả của những loại vaccine này thực sự đáng kinh ngạc".
Ở nhóm tuổi trẻ hơn, Pfizer–BioNTech và Moderna gần đây đã hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng về vaccine của họ ở thanh thiếu niên, cho thấy khả năng bảo vệ 100% và 93% lần lượt ở những người từ 12–15 tuổi và 12 –17 tuổi. Dữ liệu trong thế giới thực vẫn chưa có sẵn.
Vaccine COVID-19 hiệu quả thế nào khi chống lại các biến thể?Ngay sau liều vaccine đầu tiên của bà Keenan, thế giới có lý do mới để lo lắng. Mộtbiến thể SARS-CoV-2được xác định ở Vương quốc Anh dường như đang lây lan nhanh bất thường; một biến thể khác được xác định lần đầu tiên ở Nam Phi mang những đột biến đáng lo ngại trong protein gai của virus corona, vốn là cơ sở cho hầu hết các loại vaccine COVID-19 đang được sử dụng.
Kể từ đó, các "biến thể đáng quan tâm" khác tiếp tục xuất hiện với nhiều đột biến có thể thúc đẩy sự lây lan của virus hoặc làm suy yếu hiệu quả của vaccine COVID-19. Jerome Kim, tổng giám đốc Viện Vaccine Quốc tế ở Seoul, cho biết: "Các đợt bùng phát không được kiểm soát sẽ tạo ra đột biến".
Các thử nghiệm ban đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy kháng thể được tạo ra bởi vaccine Pfizer–BioNTech kém hiệu quả hơn đối với biến thể B.1.351 (được xác định lần đầu ở Nam Phi), nhưng vẫn chưa rõ điều này ảnh hưởng thế nào đến khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật.
Vaccine COVID-19 của Oxford-AstraZeneca.
Vào tháng 5, các nhà nghiên cứu ở Qatar đã công bố dữ liệu cho thấy những người được tiêm hai liều vaccine Pfizer – BioNTech ít có nguy cơ phát triển bệnh COVID-19 do nhiễm B.1.351 hơn 75% và gần như được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh nặng. Tác giả nghiên cứu và nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm người Qatar, Laith Jamal Abu-Raddad, cho biết: "Câu hỏi lớn lúc này là liệu sự ra đời của các biến thể khác có thể thay đổi tình hình hay không. Chúng tôi đang theo dõi điều này hằng ngày, nhưng chúng tôi lạc quan rằng có thể chúng tôi đã chứng kiến điều tồi tệ nhất."
Trong một thử nghiệm nhỏ khác ở Nam Phi, vaccine Oxford-AstraZeneca không có nhiều tác dụng trong việc chống lại bệnh nhiễm trùng do biến thể B.1.351 – biến thể đang chiếm ưu thế ở Nam Phi lúc đó. Nhưng Shabir Madhi, nhà miễn dịch học tại Đại học Witwatersrand ở Johannesburg (Nam Phi) và là nhà điều tra chính về các thử nghiệm vaccine ở Nam Phi, nói vẫn có hy vọng rằng vaccine Oxford-AstraZeneca có thể bảo vệ khỏi bệnh nặng và tử vong - một khả năng chưa được thử nghiệm. Trong cuộc thử nghiệm kể trên, hầu hết người tham gia là người trẻ với nguy cơ mắc bệnh nặng thấp. Madhi lưu ý rằng một nghiên cứu sau đó trên chuột hamster đã phát hiện ra rằng vaccine này đã ngăn ngừa được bệnh lâm sàng do B.1.351 gây ra.
Hiện Nam Phi đang triển khai vaccine do Johnson & Johnson sản xuất. Trong một thử nghiệm lâm sàng, vaccineJohnson & Johnson có hiệu quả 64% trong việc ngăn chặn COVID-19 mức độ trung bình đến nghiêm trọng ở Nam Phi vào thời điểm B.1.351 chiếm hơn 94% số ca mắc trong cuộc thử nghiệm.
Và một loại vaccine do Novavax sản xuất, chưa được phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, đã có hiệu quả 51% trong việc ngăn ngừa COVID-19 có triệu chứng ở những người tham gia thử nghiệm ở Nam Phi không nhiễm HIV.
SARS-CoV-2 đã được chứng minh là dễ đột biến hơn nhiều so với suy nghĩ ban đầu của các nhà nghiên cứu, và nhiều biến thể đang xuất hiện liên tục.Một biến thể đáng lo ngại, được gọi là B.1.617.2, lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độvà đang lan nhanh ở Vương quốc Anh, làm dấy lên lo ngại rằng nó có thể lây lan bất thường. Cơ quan Y tế Công cộng Anh đã xác định rằng hai liều vaccine Pfizer–BioNTech hoặc Oxford–AstraZeneca có hiệu quả tương ứng là 88% và 60% trong việc ngăn ngừa bệnh có triệu chứng do biến thể này gây ra.
End of content
Không có tin nào tiếp theo