Quốc tế

2023 - Năm gập ghềnh với kinh tế thế giới

Nền kinh tế thế giới trong 2023 được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro và là một năm gập ghềnh với các nền kinh tế, thị trường tài chính toàn cầu.

Lạm phát, suy thoái và lợi nhuận - ba yếu tố chính "lái" chứng khoán Mỹ năm 2023 / Yếu tố giúp BMPT “Kẻ hủy diệt” chống chịu mưa đạn pháo trên chiến trường

Mùa Đông khác thường ở châu Âu

Thế giới đã bước sang năm mới 2023, sau khi trải qua 12 tháng đầy khó khăn, với tác động nghiêm trọng nhất là từ cuộc xung đột tại Ukraine. Cuộc chiến đã làm đứt gãychuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy lạm phát gia tăng, giá cả nhiên liệu trở thành nỗi lo bao trùm.

Khu vực châu Âu - nơi gần nhất với điểm nóng xung đột đang diễn ra, mùa Đông năm nay cuộc sống và tình hình kinh tế nói chung rất khác mọi năm.

Những chỉ số kinh tế bất thường trong thời đại dịch vẫn chưa là gì so với tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine. Kinh tế các nước Liên minh châu Âu chưa rơi vào suy thoái, nhưng cũng không xa suy thoái. Lạm phát vượt quá 10%, lần đầu tiên kể từ khi cóđồng Eurocách đây 22 năm. Các biện pháp trợ cấp năng lượng lên tới 600 tỷ Euro trong năm nay đã đẩy thâm hụt ngân sách của khối các nước sử dụng đồng tiền chung Euro lên tới 3,4%.

Bà Ursula Von Der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho hay: "Liên minh châu Âu hiện đang gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng năng lượng. Chúng ta phải hỗ trợ các quốc gia thành viên có thể chuyển đổi sang năng lượng tái tạo mà chúng ta tự sản xuất được và có giá cả phải chăng".

2023 - Năm gập ghềnh với kinh tế thế giới - Ảnh 1.

Lạm phát tại nhiều nước châu Âu đang tăng cao (Ảnh: ukparentslounge.com)

Giá năng lượng đã tác động mạnh tới sản xuất công nghiệp và ở một mức độ thấp hơn là sản xuất nông nghiệp. Những ngành thâm dụng khí đốt và được cho là không thiết yếu đã phải ngưng sản xuất, trước tiên là những nhà kính trồng rau, tiếp đến là các nhà máy thuỷ tinh, sành sứ. Một số nhà máy luyện kim, hoá chất và xi măng đã phải thu hẹp sản xuất, tuy chưa tới mức ngưng hoạt động.

"Nền kinh tế Liên minh châu Âu đã đảo ngược sau nửa đầu năm tăng trưởng mạnh mẽ. Kinh tế đã mất đà trong quý III/2022 và dữ liệu khảo sát gần đây cho thấy có thể suy thoái vào mùa Đông. Triển vọng cho năm tới đã yếu đi đáng kể và chúng tôi dự báo nền kinh tế chỉ tăng trưởng 0,3% trong năm 2023", ông Paolo Gentiloni - Cao ủy châu Âu về Kinh tế nhận định.

Khủng hoảng giá năng lượng tác động tới cuộc sống của người dân. Cho tới lúc này chưa khi nào các hộ gia đình châu Âu bị hạn chế sử dụng điện và gas, nhưng giá điện, giá gas đến hộ gia đình tăng gần gấp đôi trong vòng một năm. Xăng dầu cũng chưa khi nào khan hiếm, tuy có lúc giá xăng bán lẻ vọt cao, trước khi trở lại bình thường vào thời điểm cuối năm. Ấn tượng của cả năm là lạm phát, lạm phát vượt tốc độ tăng lương, xói mòn sức mua của các hộ gia đình.

Đông Nam Á - Điểm sáng tăng trưởng 2022

Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn u ám, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang ngày một lớn thì kinh tế Đông Nam Á lại đang nổi lên là một điểm sáng về tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Đặc biệt là khi các hạn chế đi lại được nới lỏng, Đông Nam Á đang có được đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 với mức tăng trưởng được dự báo lên đến 5,5%. Báo cáo của các định chế tài chính lớn đều cho thấy những con số tích cực từ khu vực này.

 

Trái ngược với xu thế hạ dự báo của toàn cầu, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong báo cáo mới nhất, vừa điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á năm nay từ 5,1% lên thành 5,5%, nhờ bối cảnh tiêu dùng và du lịch phục hồi mạnh mẽ ở Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.

Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng ví tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á là "1 điểm sáng trên 1 chân trời tăm tối".

Bà Kristalina Georgieva - Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế đánh giá: "Chúng tôi dự đoán tăng trưởng toàn cầu chỉ ở mức 2,7% trong năm 2023 và nguy cơ suy thoái đang gia tăng ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các quốc gia ASEAN là một điểm sáng về tăng trưởng, với dự báo 5% trong năm nay và giảm nhẹ trong năm 2023".

2023 - Năm gập ghềnh với kinh tế thế giới - Ảnh 2.

Đông Nam Á đang nổi lên là một điểm sáng về tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Ảnh minh họa - Báo Đầu tư)

Phần lớn tăng trưởng của ASEAN là nhờ hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, sự phục hồi của nhu cầu trong nước, cách thức phản ứng đem lại hiệu quả cao với COVID-19 và các cú sốc hiện tại.

 

Các định chế tài chính quốc tế cho rằng, thương mại và đầu tư nội khối tăng mạnh chính là yếu tố bảo vệ ASEAN phần nào trước các cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Thậm chí, ASEAN có thể tăng trưởng ấn tượng trong năm 2023.

"Trong trung và dài hạn, ASEAN đang phát triển thành một cơ sở sản xuất quan trọng và là thị trường đầy hứa hẹn cho các công ty lớn trên thế giới. Một số quốc gia như Singapore, Việt Nam và Indonesia cũng hứa hẹn là cơ sở đổi mới, khởi nghiệp. Các nước trong đó có Việt Nam, cần nâng cao năng suất, thúc đẩy cải thiện kỹ năng của người lao động, chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thu hút các ngành công nghiệp thế hệ tiếp theo và cải thiện tài chính", ông Takeo Nakajima - Trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Hà Nội khuyến nghị.

Dư địa cho các chính sách hướng đến tăng trưởng trong khu vực vẫn còn. Tuy nhiên, các điều kiện toàn cầu đang xấu đi sẽ tạo lực cản đối với đà phục hồi của Đông Nam Á. Sự suy thoái đáng kể của nền kinh tế thế giới sẽ làm suy yếu nghiêm trọng nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của khu vực. Thêm vào đó, việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế tiên tiến, có thể dẫn đến bất ổn tài chính.

Một nguy cơ nữa là các biện pháp kiểm soát giá và trợ cấp để kìm hãm lạm phát ở các nước Đông Nam Á, có thể gây ra các vấn đề khác như thâm hụt tài khóa cao hơn, chuyển các nguồn lực ra khỏi chi tiêu cho y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng… Đây đều là những thách thức được dự báo khiến tăng trưởng của khu vực chững lại khi bước sang năm mới.

Năm 2023, dự báo kinh tế thế giới đối mặt với không ít rủi ro

 

Dù có là điểm sáng về tăng trưởng nhưng khi các điều kiện toàn cầu đang xấu đi sẽ tạo lực cản đối với đà phục hồi của Đông Nam Á nói riêng và nhiều khu vực khác nó chung. Nền kinh tế thế giới trong năm mới 2023 được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro và là một năm gập ghềnh với các nền kinh tế, thị trường tài chính toàn cầu.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại, dự báo tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm xuống mức 2,7% vào năm 2023, so với mức 3,2% năm 2022. Tuy nhiên, khả năng xảy ra suy thoái lại là vấn đề đang gây tranh cãi.

Bà Kristalina Georgieva - Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định: "Nền kinh tế thế giới của chúng ta giống như một con tàu trong vùng biển động. Chúng ta cần tập hợp tất cả sự khôn ngoan để ổn định con tàu và vượt qua những gì phía trước. Trong vòng chưa đầy 3 năm, chúng ta đã trải qua hết cú sốc này đến cú sốc khác".

2023 - Năm gập ghềnh với kinh tế thế giới - Ảnh 3.

Nền kinh tế thế giới trong 2023 được dự báo sẽ phải đối mặt với không ít rủi ro. (Ảnh minh họa - Ảnh: The New York Times)

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại có ý nghĩa then chốt đối với triển vọng kinh tế của châu Á và toàn cầu. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), lạm phát của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ giảm xuống 5,5% vào năm 2023 và 2024. Đối với các nền kinh tế phát triển, lạm phát giảm xuống còn 6,6% năm 2023.

 

"Triển vọng kinh tế mà chúng tôi trình bày với các bạn hôm nay vẫn bi quan, do cuộc chiến Nga - Ukraine thực sự đang gây ra một cái giá đắt đỏ cho nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng toàn cầu vẫn sẽ thấp đáng kể với lạm phát cao hơn và dai dẳng hơn", ông Mathias Cormann - Tổng Thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nói.

OECD dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm từ mức 6,1% của năm 2021 xuống còn 2,2 trong năm 2023, nhưng dù như vậy kinh tế thế giới cũng thoát khỏi sự suy giảm liên tiếp theo quý

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm