Quốc tế

4 lần xuất quân ở miền bắc Syria của quân đội Thổ: Càng đánh càng lộ các yếu điểm "chí mạng"?

Tuy nhiên những gì đã diễn ra ở "Idlib lớn" cho thấy thực tế là mặc dù NATO là một tổ chức quân sự lớn, nhưng sức mạnh thực sự của nó nằm ở một số quốc gia là Mỹ, Anh, Pháp, Đức.

"Đạn đã lên nòng": UAV Mỹ - Iran đối đầu nghẹt thở trên bầu trời Syria / 48 giờ sau lệnh ngưng bắn ở Syria, thỏa thuận "thua trận" của Thổ còn nhiều uẩn khúc?

Nhìn lại 4 lần xuất quân của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria

Chiến dịch "Lá chắn Euphrate" diễn ra từ 22/06/2016 đến 29/3/2017 (9 tháng, 6 ngày) với số binh lính tham chiến (bao gồm cả Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ/TAF và phiến quân Quân đội Quốc gia Syria/SNA) dao động từ 14 nghìn tới 20 nghìn.

Đối đầu với TAF và SNA là từ 5 đến 7 nghìn tay súng thuộc nhóm khủng bố IS. Mặc dù chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về TAF và SNA nhưng gần 800 binh lính đã thiệt mạng (92 lính Thổ) cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép và cơ giới bị phá hủy.

Chiến dịch "Cành Oliu" diễn ra từ 20/1/2018 đến 24/3/2018 (2 tháng, 4 ngày) với tổng số quân tham chiến từ 16,4 nghìn tới 31,4 nghìn (giai đoạn cao điểm).

4 lần xuất quân ở miền bắc Syria của QĐ Thổ: Càng đánh càng lộ các yếu điểm chí mạng? - Ảnh 1.

Các tay súng SNA và đặc nhiệm Thổ quan sát pháo kích và không kích vào các vị trí của lực lượng người Kurd trong chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình".

Đối phương có từ 8 đến 20 nghìn tay súng Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) và khoảng 800 dân quân thân chính phủ. Sau hơn 2 tháng Afrin đã lọt vào tay liên quân TAF và SNA nhưng cái giá phải trả là khoảng 1.000 tay súng đã thiệt mạng (từ 61 tới 96 lính Thổ).

Mặc dù đã huy động tới 29 nghìn quân, chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" diễn ra từ 9/10/2019 tới 25/11/2019 (1 tháng, 2 tuần và 1 ngày) đạt được mục tiêu khá hạn chế ở đông bắc Syria nhưng thương vong vào khoảng 1.000 người (16 lính Thổ thiệt mạng và 164 người bị thương).

Cho tới thời điểm hiện tại của cái gọi là chiến dịch "Lá chắn Mùa xuân", từ 62 tới 77 người Thổ đã thiệt mạng (bao gồm 2 dân sự chiến đấu) ở tây bắc Syria.

Với hàng loạt thất bại của phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn trên chiến trường tỉnh Idlib, Ankara đã phải ngậm ngùi ký vào Thỏa thuận Sochi và một lệnh ngừng bắn đã được thực thi từ ngày 6/3.

4 lần xuất quân ở miền bắc Syria của QĐ Thổ: Càng đánh càng lộ các yếu điểm chí mạng? - Ảnh 2.

Bản đồ "Idlib lớn" sau ngưng bắn.

 

Các yếu điểm của Quân đội Thổ đã được Nga-Syria khai thác triệt để?

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) là quân đội lớn thứ 2 trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chỉ sau quân đội Mỹ (ước tính vào năm 2015, TAF có 639.551 nhân viên quân sự, dân sự và bán quân sự).

Tuy vậy, những gì đã diễn ra trên chiến trường tây bắc Syria cho thấy TAF hoàn toàn không phải là một "trụ cột" của liên minh quân sự có quân số lớn nhất hành tinh này.

Một loạt điểm yếu dưới đây của TAF thông qua các chiến dịch quân sự kể trên và được đối thủ của họ trong cái gọi là chiến dịch "Lá chắn Mùa xuân", Quân đội Arab Syria (SAA) với hậu thuẫn của Nga khai thác triệt để.

Điểm yếu của Bộ binh Thổ:

 

Mặc dù đã nhiều năm tiến hành các hoạt động quân sự nhằm truy quét các tay súng người Kurd và có được lực lượng đặc nhiệm dạn dày kinh nghiệm chiến đấu nhưng kinh nghiệm đó của TAF chỉ phù hợp khi đối đầu với đối phương yếu về hỏa lực (chủ yếu là vũ khí nhỏ).

Chiến thuật này đã không thể sử dụng trên các chiến trường lớn như Syria, người Thổ đã phải dùng các chiến thuật "sách vở" kết hợp giữa "tiền pháo hậu xung" và tạo các "làn sóng người" với quân số lớn để "đè bẹp" các vị trí phòng thủ của đối phương.

4 lần xuất quân ở miền bắc Syria của QĐ Thổ: Càng đánh càng lộ các yếu điểm chí mạng? - Ảnh 3.

Phiến quân SNA và đặc nhiệm Thổ trong một đợt tấn công ở đông bắc Syria.

Mặc dù những người ngã xuống chủ yếu là các tay súng phiến quân SNA, nó cho thấy sự lỗi thời trong nghệ thuật tác chiến của TAF.

Khi đối đầu với hỏa lực áp đảo của đối phương (Không quân Vũ trụ Nga-VKS) cũng như đối mặt với các nhóm bắn tỉa (được cho là đặc nhiệm của Cơ quan An ninh Liên bang Nga-FSB), chiến thuật này đã dễ dàng bị bẻ gãy.

 

Điểm yếu của Pháo binh Thổ:

Trong khi các đợt tấn công của TAF phụ thuộc vào hỏa lực yểm trợ, thì lực lượng pháo binh của họ vừa thiếu (do mặt trận tây bắc Syria rộng hơn các vùng núi biên giới) và vừa yếu (chủ yếu phụ thuộc vào lựu pháo T-155 Firtina, pháo phản lực T-122 Sakarya và T-300 Kasirga).

Đối mặt với các hệ thống hỏa lực mặt đất áp đảo của đối phương (pháo binh Syria) như lựu pháo D-30, pháo phản lực BM-21 Grad, pháo phản lực Golan-1000, pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A, tên lửa chiến thuật OTR-21 Tochka, pháo binh Thổ không có cơ hội chế áp.

Mặc dù đã gây thiệt hại cho bộ binh và cơ giới Syria, tuy nhiên sức công phá của pháo binh Thổ chỉ làm hư hỏng các trang thiết bị và có thể nhanh chóng được quân khí Syria phục hồi.

Pháo phản lực của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) yểm trợ cho phiến quân và các nhóm khủng bố tại mặt trận Aleppo.

 

Điểm yếu của Phòng không & không quân Thổ:

Hoạt động quân sự của TAF ở Idlib đã chứng minh rằng nếu thiếu ưu thế trên không và phòng không của NATO, đặc biệt là chế áp điện tử, lực lượng quân đội lớn thứ hai liên minh sẽ không đủ khả năng tham chiến trong một cuộc chiến tranh hiện đại.

Một khi máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ không thể tham chiến do "vùng cấm bay" được thiết lập bởi phòng không Syria và máy bay chiến đấu Nga. Yểm trợ đường không chỉ có thể thực hiện thông qua máy bay không người lái (UAV).

Nhưng hỏa lực của UAV lại quá yếu (chủ yếu sử dụng các loại đạn dược cỡ nhỏ như tên lửa MAM-L) và quá nguy hiểm (15% UAV của TAF đã bị bắn rơi ở tây bắc Syria trong thời gian hoạt động quân sự diễn ra).

Ngoài việc uy hiếp các máy bay huấn luyện L-39 hay trực thăng Mi-8 (Mi-17), phòng không Thổ Nhĩ Kỳ với các hệ thống đã lỗi thời hoặc tầm ngắn (như MIM-23 Hawk hay FIM-92 Stinger) sẽ khó có thể uy hiếp máy bay chiến đấu Nga hoặc các máy bay cường kích Su-24M2 của Syria.

 

Yếu điểm của lực lượng Tăng & Thiết giáp Thổ:

Trong khi xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard 1 và 2 bị "khóa cứng" trong biên giới Thổ do những ràng buộc với nhà sản xuất Đức thì các xe tăng M60 đã quá lỗi thời (dù đã được nâng cấp lên chuẩn M60T) khi đối đầu với T-90A, T-72B3, T-72 Sarab và ngay cả T-62M (được cho là tương đương T-72B).

4 lần xuất quân ở miền bắc Syria của QĐ Thổ: Càng đánh càng lộ các yếu điểm chí mạng? - Ảnh 6.

Một lý do khiến xe tăng M60T của Thổ Nhĩ Kỳ không thể tham chiến ở tây bắc Syria là do cuộc không kích "cảnh cáo" của máy bay Nga vào trung tuần tháng 2/2020.

Nói cách khác, xe tăng Thổ không "có cửa" đối đầu với xe tăng Syria ngay cả khi chúng không bị người Nga ngăn chặn (bằng cuộc không kích vào đoàn xe cơ giới trung tuần tháng 2).

Thiếu xe tăng, TAF bắt buộc phải thay thế bằng xe thiết giáp ACV-15, M113 và xe bọc thép chống mìn (MRAP) BMC Kirpi (được TAF sử dụng hay viện trợ cho các nhóm phiến quân và khủng bố).

 

Và tất nhiên những chiếc xe bọc thép có vỏ giáp mỏng manh của TAF đã trở thành những chiếc "quan tài di động", trở thành mục tiêu "tập bắn" cho máy bay Nga, pháo binh, xe tăng và tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) của SAA.

Kết luận

Trong khuôn khổ một bài viết sẽ khó có thể nêu hết các yếu điểm có tính chất "chí mạng" của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF), những thứ đã bộc lộ sau các chiến dịch ở miền bắc Syria kể từ năm 2016 tới nay.

Tuy nhiên những gì đã diễn ra ở "Idlib lớn" cho thấy thực tế là mặc dù NATO là một tổ chức quân sự lớn, nhưng sức mạnh thực sự của nó nằm ở một số quốc gia là Mỹ, Anh, Pháp, Đức chứ không phân bố đồng đều trong các thành viên.

Một quốc gia muốn duy trì nền hòa bình, chắc chắn phải có năng lực quân sự đủ mạnh để đương đầu với các thách thức trong và ngoài nước.

 

Chiến dịch "Lá chắn Mùa xuân" là bài học cho các quốc gia còn phải dựa vào "đồng minh" nhưng nôn nóng thể hiện sức mạnh quân sự, hay nói cách khác là "đã yếu còn ra gió".

Những tính toán sai lầm và phiêu lưu ắt sẽ chuốc lấy hậu quả khó có thể lường trước được khi đối đầu với các lực lượng dày dạn kinh nghiệm chiến trường và với ưu thế áp đảo.

Xe chiến đấu bộ binh bọc thép ACV-15 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất theo mẫu xe bọc thép AIFV của Mỹ bị phá hủy ở chiến trường Idlib.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm