Quốc tế

4 loại vũ khí chiến lược mới và ý đồ của Triều Tiên

Chỉ trong 6 tháng qua, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa được thiết kế để có thể phá huỷ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo bảo vệ Hàn Quốc.

Ông Kim Jong-un vui vẻ đi thị sát vụ thử vũ khí “khủng” của Triều Tiên / Cận cảnh thanh kiếm Nhật Bản sắc lẹm - vũ khí lợi hại một thời

Các vũ khí mới được cho là mở đường cho các cuộc "tấn công tên lửa" có thể xảy ra và làm dấy lên lo ngại về việc "cửa sổ ngoại giao" bị đóng. Rõ ràng, Bình Nhưỡng đã không ngại ngùng khi trưng quan điểm cứng rắn nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Liên tục nâng cấp thử nghiệm
Gần 6 tháng kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội và gần 2 tháng sau cái bắt tay lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo tại khu vực phi quân sự (DMZ) tại biên giới liên Triều, cả Washington và Bình Nhưỡng đều chưa đạt được tiến bộ gì về thoả thuận hạt nhân.
Ngược lại, trong khoảng thời gian đó, dù dành những lời lẽ "tốt đẹp" đối với ông Donald Trump, nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn thể hiện "sức mạnh Triều Tiên" thông qua ít nhất 4 loại vũ khí mới. Trong các thông cáo báo chí, Bình Nhưỡng cũng khẳng định họ đã 5 lần thử tên lửa trong tháng 7 và tháng 8, trong đó có 2 loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn khác nhau, một bệ phóng nhiều tên lửa và một tàu ngầm có khả năng bắn tên lửa hạt nhân từ các vị trí ẩn nấp dưới nước.
Thông tin từ tờ Vox Media cho hay, sáng 10/8, Triều Tiên cũng đã phóng 2 quả đầu đạn không xác định ra ngoài bờ biển phía Đông nước này. Trong vụ phóng này, tên lửa của Triều Tiên đã bay hết quãng đường 400km, ở độ cao khoảng 48km, với tốc độ tối đa hơn Mach6.1 (tức hơn 7.532km/h).
Vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên KN-23 diễn ra hôm 25/7. ảnh: KCNA.

Vụ thử tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên KN-23 diễn ra hôm 25/7. ảnh: KCNA.

Giới chức Mỹ và Hàn Quốc nhận xét, ít nhất một tên lửa trong đó giống với các tên lửa tầm ngắn trước đây do Bình Nhưỡng phóng đi. Các động cơ tên lửa này nhiều khả năng được sản xuất tại một nhà máy ở Hamhung. Đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thị sát buổi phóng thử này.
Trong khi đó, các chuyên gia bên ngoài lại quả quyết, vũ khí mới này có nhiều điểm tương tự hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục quân Mỹ (ATACMS) và tên lửa đất đối đất chiến thuật Triều Tiên của Hàn Quốc (KTSSM).
Thêm vào đó, loại tên lửa này dường như có thể phát nổ trong khi bay để làm bắn tung ra các thiết bị nổ nhỏ hơn và nó cũng sử dụng bệ phóng tương tự hai mẫu KTSSM của Hàn Quốc là tên lửa Hyunmoo-2A với tầm bắn 300km và tên lửa Hyunmoo-2B có tầm bắn 500km.
Trước đó 2 tuần, Triều Tiên cũng tuyên bố rằng họ đã hai lần thử nghiệm một hệ thống phóng nhiều tên lửa mới. "Cả hai đều mang lại cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un sự hài lòng tuyệt vời", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) viết: "Không có gì ngạc nhiên cả. Hệ thống mới giờ đây cho phép Triều Tiên tấn công sâu hơn vào lãnh thổ phía Nam nước láng giềng, khiến quân đội và vũ khí đồn trú có nguy cơ cao hơn".
Một số chuyên gia về vũ khí của Hàn Quốc thì lo ngại, các tên lửa được phóng từ hệ thống này dường như có vây trên mũi và có thể hoạt động giống như tên lửa dẫn đường. Đây là tin xấu cho các nhà hoạch định chiến tranh ở Seoul và Washington.
"Bình Nhưỡng đã nỗ lực hết sức để che giấu một số chi tiết cụ thể của hệ thống mới này. Đoạn video được truyền thông Triều Tiên phát hành và được trang web độc lập NK News đưa tin ngày 1/8, cho thấy rõ hình ảnh của cuộc thử nghiệm vũ khí.
Điều đó có thể chỉ ra rằng vũ khí này chưa được hoàn thành hoặc đơn giản là ông Kim Jong-un không muốn đối thủ biết nhiều về nó. Mặc dù vậy, điều rõ ràng là Triều Tiên đã nâng cấp một cách khiêm tốn hệ thống phóng tên lửa của mình đến mức có thể chứng minh sự thay đổi tiềm năng trong các động thái thời chiến của Mỹ-Hàn Quốc".
Ngoài ra, tên lửa đạn đạo tầm ngắn KN-23 cũng được nhắc đến nhiều như một trong những vũ khí chủ lực mới của Triều Tiên. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 5, có khả năng bay lên đến 450km và mang một đầu đạn hạt nhân.
Nghĩa là, tên lửa KN-23 có thể đặt Hàn Quốc và Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm. Hơn nữa, tên lửa đạn đạo này thường bay theo kiểu parabol, giống như một quả bóng chày sau khi nó bị bắn trúng. Do đó, nó dễ dàng hơn để phòng thủ tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo thay vì tên lửa di chuyển vì quỹ đạo của nó có thể được dự đoán trước. Và vì KN-23 bay thấp hơn hầu hết các tên lửa đạn đạo và có vây, cho phép nó di chuyển, có nghĩa là nó có cơ hội bắn trúng mục tiêu tốt hơn vì nó có thể trốn tránh các biện pháp đối phó.
"Đây là một cơn ác mộng đối với hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực" - ông Vipin Narang, một chuyên gia hạt nhân tại MIT nói: "Điều khiến tên lửa này trở nên nguy hiểm hơn là nó có thể được bắn từ một bệ phóng di động nên việc dự đoán thời điểm và nơi nó có thể đến là gần như không thể. Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa này 4 lần vào năm 2019, gần đây nhất là vào ngày 5/8 và mỗi lần thử nghiệm đều thành công.
4 loai vu khi chien luoc moi va y do cua Trieu Tien-Hinh-2
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một bệ phóng tên lửa đa năng. ảnh: Rodong Sinmun.
Đáng chú ý là cùng với tên lửa, Triều Tiên còn cho công bố 3 hình ảnh về một tàu ngầm có thể bắn tên lửa hạt nhân vào tháng 7. Khi đó, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đứng trước một chiếc tàu ngầm khổng lồ bên trong một xưởng đóng tàu.
Các chuyên gia cho biết, tàu ngầm này đủ lớn để có thể mang theo tên lửa được trang bị đầu đạn hạt nhân, cho phép nhà lãnh đạo Triều Tiên ra lệnh tấn công hạt nhân từ các địa điểm dưới nước không xác định. Và dù các chuyên gia tin rằng tàu ngầm trong hình vẫn là một nguyên mẫu chưa được thử nghiệm, vẫn đang được chế tạo, nhưng nó cho thấy Triều Tiên đang dần cải thiện khả năng đe dọa Mỹ và các đồng minh từ các địa điểm khó phát hiện hơn.
Và ý đồ thay đổi cuộc chơi
Giới quan sát nhận định, thời gian qua, Bình Nhưỡng đã không ngại ngùng khi trưng ra những hành động cứng rắn mới nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Donald Trump. Năm 2017, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), ít nhất là trên lý thuyết, có thể mang bom hạt nhân đến tận Mỹ. Nhưng đã có một sự tạm dừng trong suốt cả năm 2018 khi Triều Tiên bắt đầu các cuộc đàm phán ngoại giao với Hàn Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm vũ khí thiếu ICBM đã bắt đầu trở lại vào đầu năm nay làm gia tăng lo ngại rằng "cửa sổ ngoại giao" có thể sẽ đóng lại. Và việc Triều Tiên trưng bày 4 loại vũ khí mới đã làm thêm vào những nỗi sợ hãi đó.
Bình luận về những sự kiện này, tờ Vox Media dẫn lời Martin Lindsey Ford, cựu chuyên gia an ninh châu Á tại Bộ Quốc phòng Mỹ: "Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có nhiều lý do để sản xuất vũ khí mới, từ sự tức giận của ông đối với các cuộc tập trận quân sự Mỹ- Hàn Quốc tới các nỗ lực ngoại giao lan tỏa với Mỹ, cũng như mong muốn bảo vệ chế độ của ông. Tổng thống Donald Trump trong khi đó đã ca ngợi ông Kim Jong-un sau khi nhận một bức thư từ nhà lãnh đạo này.
Đã có nhiều thử thách xảy ra trong suốt 3 tuần qua. Tốc độ gia tăng của các thử nghiệm và tiết lộ về vũ khí mới có nghĩa là cơ hội đạt được thỏa thuận hạt nhân với Bình Nhưỡng của ông Donald Trump đang tuột dốc, còn Triều Tiên chế tạo vũ khí đe dọa Hàn Quốc và Nhật Bản - cả hai đồng minh thân cận của Mỹ đang tiếp đón hàng ngàn lính nước này.
Điều đó cũng có nghĩa là bất kể Tổng thống Mỹ nói gì thì Triều Tiên cũng đã trở nên "nguy hiểm" hơn nhiều chứ không ít hơn - kể từ khi ông nhậm chức. Và đó cũng là một lời nhắc nhở có chủ ý rằng nếu ngoại giao thất bại, Triều Tiên sẽ chỉ mạnh hơn và có khả năng hơn ngày hôm nay so với 4 năm trước đây".
Trong những năm gần đây, Triều Tiên đã phát triển kho vũ khí tên lửa đạn đạo. Triều Tiên được cho là có tới 6 tên lửa đạn đạo tầm ngắn khác nhau có khả năng tấn công Hàn Quốc và một phần của Nhật Bản. Về lâu dài, cái gọi là phạm vi trung bình của dòng này có Pukkuksong-2, một tên lửa có thể tấn công các căn cứ của Nhật Bản và Mỹ tại Nhật Bản.
Ở những phạm vi xa hơn có tên lửa BM-25 Musudan có thể tấn công các căn cứ không quân và hải quân trên lãnh thổ đảo Guam của Mỹ. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Triều Tiên có ba loại tên lửa đạn đạo liên lục địa khác nhau, có thể ở các mức độ khác nhau, thả đầu đạn hạt nhân vào lục địa Mỹ.
Để đối phó với các tên lửa của Bình Nhưỡng, Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ khu vực cao độ cao, hay THAAD đến Hàn Quốc. THAAD, cùng với hệ thống AN/ TPY-2 hệ thống radar tầm cao, được thiết kế để bắn hạ đầu đạn tên lửa đạn đạo bay ở độ cao 200km.
Theo các quan chức Hàn Quốc, những người theo dõi các vụ phóng thử của Triều Tiên thì tên lửa của Bình Nhưỡng gần như đủ xa để đạt tới hệ thống THAAD ở Hàn Quốc, trong khi bay quá thấp để hệ thống chống tên lửa có thể đánh chặn nó.
Khác xa với việc được THAAD kiểm tra, Triều Tiên chỉ đơn giản là phát triển một vũ khí mới để phá hủy nó. Một khi các địa điểm THAAD bảo vệ Hàn Quốc bị phá hủy, các tên lửa đạn đạo Triều Tiên có cơ hội xuyên thủng các tuyến phòng thủ còn lại nhiều hơn. Và điều này cũng đặt ra ra khả năng chạy đua vũ trang về tên lửa sẽ tiếp diễn không ngừng. Cùng với đó là cơ hội đàm phán hoà bình, giải giáp hạt nhân cũng có nguy cơ càng trở nên "xa vời".
Theo Huyền Chi/Công an Nhân dân
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm