5 chiến đấu cơ kém cỏi nhất lịch sử Không quân Hoàng gia Anh
Không quân Hoàng gia Anh nổi danh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 thực tế lại đã từng chế tạo ra nhiều loại máy bay chẳng giống ai trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của lực lượng này.
Mỹ sắp có phi đội máy bay biểu diễn đắt đỏ nhất lịch sử / Iran dọa tiếp tục bắn hạ máy bay Mỹ xâm phạm không phận
Điều đáng hổ thẹn của Roc đó là hoả lực của nó tỏ ra cực kỳ kém cỏi, chỉ có duy nhất một hệ thông súng 4 khẩu được gắn ở tháp pháo phía sau khoang lái. Nguồn ảnh: Warhistory.
Hoả lực này là quá yếu và không thể đủ để đối đầu với các loại chiến đấu cơ được trang cả pháo cỡ lớn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tổng cộng chỉ có 136 chiếc Blackburn Roc được sản xuất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một loại máy bay khác cũng ra đời trong thời điểm này và cũng được coi là cực kỳ kém cỏi đó là chiếc Blackburn Botha. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù đây là loại máy bay tấn công hạng nặng hai động cơ, tốc độ tối đa của Botha chỉ được khoảng gần 400 km/h - quá chậm và kém ổn định khiến nó không thể ném bom hoặc tung ngư lôi chính xác. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do hiệu quả chiến đấu quá kém, chỉ một thời gian ngắn sau khi tham chiến Botha đã bị đưa ra khỏi danh sách tuyến đầu chiến đấu và bị cho vào lực lượng bay tuần thám. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới năm 1955, lịch sử lại lặp lại và lần này là chiếc Blackburn Beverly - loại máy bay vừa xấu người vừa kém cỏi trong hoạt động dù nó chỉ có nhiệm vụ chính là máy bay vận tải. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thiết kế của Beverly bị lỗi ngay từ trên giấy, nhưng phải tới khi chiếc máy bay này đi vào hoạt động người ta mới nhận ra lỗi lầm sơ đẳng này đó là thiết kế của Beverly khiến nó bị mất cân bằng khi chở theo kiện hàng quá nặng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thậm chí, một phi hành đoàn của chiếc Beverly đã thiệt mạng khi bước ra cửa nhà vệ sinh và rơi... từ độ cao 6 mét xuống sàn dưới của máy bay do phía trước của nhà vệ sinh sẽ có khoảng trống khoảng 1 mét vuông khi máy bay mở cửa bên ngoài. Nguồn ảnh: Warhistory.
Một trong những chiếc tiêm kích phản lực đầu tiên của Không quân Hoàng gia Anh cũng là thảm hoạ đó là chiếc De Havilland Sea Vixen. Chiếc phản lực này bắt đầu được hoạt động trong Không quân Anh từ năm 1959 nhưng chỉ có 145 chiếc được sản xuất. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù có bề ngoài khá ngầu, tuy nhiên Havilland lại nổi tiếng là chiến đấu cơ có độ an toàn kém, dù chỉ chưa tới 150 chiếc từng được sản xuất nhưng đã có tới... 51 quân nhân Anh thiệt mạng do tai nạn liên quan tới chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mặc dù vậy, phải mãi tới tận năm 1972 Havilland mới chính thức được loại biên khỏi Không quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cuối cùng là chiếc Supermarine Scimitar - loại tiêm kích từng được sản xuất với số lượng ít nhất trong lịch sử Không quân Hoàng gia Anh với chỉ 76 chiếc được ra đời. Nguồn ảnh: Warhistory.
Thiết kế khí động học của Scimitar khiến nó không thể hoạt động tốt được trong điều kiện khí hậu bất ổn, tổng cộng có tới... 51% những chiếc Scimitar bị hư hỏng nặng do tai nạn trong quá trình sử dụng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngoài ra, đây cũng là loại chiến đấu cơ cực kỳ đắt đỏ khi tốn tới 1000 giờ bảo dưỡng cho mỗi... một giờ bay. Nguồn ảnh: Warhistory.
Theo Tuấn Anh/Kiến Thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Đầu tiên phải kể đến chiến đấu cơ Blackburn Roc được Không quân Hoàng gia Anh sản xuất năm 1939. Đây là loại máy bay được lực lượng này chế tạo để hoạt động trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Warhistory.