Quốc tế

Ấn Độ chưa thực sự quay lưng với tiêm kích tàng hình Nga?

DNVN - Tạp chí National Interest vừa qua đã xuất bản một bài báo, trong đó tác giả cố gắng phân tích vấn đề Ấn Độ từ chối mua máy bay chiến đấu Su-57 của Nga.

Nga chuẩn bị khởi đóng 6 tàu mặt nước và tàu ngầm ngay cuối tháng Tư / Nga hoàn thành robot chiến đấu thế hệ mới vào cuối năm 2021

Tác giả bài báo đã nêu câu hỏi: Tại sao Ấn Độ từ bỏ Su-57 của Nga? Theo đại diện của Không quân Ấn Độ, nó rất đắt tiền, thiết kế kém và động cơ không đáng tin cậy. Điều đó liệu có chính xác?

Tuy nhiên phía Nga lại cho rằng tác giả ngay từ đầu đã phạm một sai lầm nhất định. Rốt cuộc, Không quân Ấn Độ chưa từ bỏ Su-57, mà từ bỏ công việc chung trong chương trình FGFA.

Đó chính xác là sự không sẵn lòng làm việc chung với Nga trong chương trình máy bay chiến đấu thế hệ năm mà chính quyền Ấn Độ tuyên bố. Cuộc nói chuyện về việc đưa Su-57 đến Ấn Độ cho đến nay vẫn chưa (chính thức) diễn ra. Lý do chính là máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 chưa được giao cho Lực lượng hàng không vũ trụ Nga.

Mẫu thử T-50 của tiêm kích tàng hình Su-57. Ảnh: TASS.

Mẫu thử T-50 của tiêm kích tàng hình Su-57. Ảnh: TASS.

Nhưng trong bài báo, tác giả vẫn đề cập đến chương trình hợp tác Nga - Ấn: "Tình hình với Su-57 có thể đã diễn ra khác đi. Vào đầu năm 2018, Ấn Độ cùng với Nga đã phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình, họ cung cấp tiền mặt, mang lại khả năng thương mại cho một dự án có vấn đề. Nhưng rồi New Delhi đã từ chối thỏa thuận phát triển chung vào tháng 4 năm 2018".

Theo tác giả của bài báo, các khiếu nại của Ấn Độ đã tiết lộ vấn đề sau: "Đó là công việc phác họa cho một chiếc máy bay quân sự được cải tiến trên giấy và nó khác xa với một thứ được chế tạo để bay trên bầu trời".

 

Ấn Độ đang có kế hoạch mua 144 máy bay chiến đấu tàng hình. Nhưng cách công việc được thực hiện như một phần của chương trình không làm New Delhi cảm thấy thỏa mãn. Bây giờ họ đang cố gắng tự mình tạo ra một chiếc máy bay thế hệ thứ 5.

Và theo ý kiến ​​khác thì việc Ấn Độ từ chối chương trình hợp tác với Liên bang Nga là bởi động cơ chính trị. Tại New Delhi, các tuyên bố về điều này đã được đưa ra bằng thỏa thuận với Pháp về việc mua tiêm kích Rafale. Tuy nhiên các đảng đối lập đã gọi thỏa thuận với Pháp là "dấu vết tham nhũng". Lý do cho cáo buộc này là chi phí quá cao của hợp đồng.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm