Ấn Độ thử nghiệm phiên bản BrahMos đặc biệt, cơ hội cho Việt Nam?
Có tổng trọng lượng chỉ 2,5 tấn, tên lửa hành trình siêu âm BrahMos phiên bản phóng từ trên không là một mặt hàng cực kỳ có tiềm năng xuất khẩu sang các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Máy bay ném bom tiền tuyến tàng hình siêu bí ẩn của Trung Quốc / Phát thèm kho máy bay quân sự khủng của Iran
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, không quân nước này vừa tiếp tục phóng thử thành công tên lửa hành trình BrahMos-A (biến thể trên không) trong hôm 22/5 vừa qua. Vụ phóng thử được tiến hành trên một máy bay Su-30MKI đã được hoán cải để có thể mang theo quả tên lửa có trọng lượng hơn 2.5 tấn này. Nguồn ảnh: The Defense Post.
Được biết, đây là vụ phóng thử thứ 2 của BrahMos-A được Ấn Độ tiến hành. Trước đó vụ phóng thử đầu tiên của BrahMos-A được Không quân Ấn Độ thực hiện vào cuối năm 2017 và cũng trên một chiếc Su-30MKI.. Trong vụ phóng thử, tên lửa đã đạt tốc độ bay tối đa tới Mach 2.8 (gấp gần 3 lần tốc độ âm thanh) với mục tiêu giả lập được đặt trên biển. Nguồn ảnh: The Defense Post.
Theo đại diện của Không quân Ấn, BrahMos-Acó tầm tác chiến lên tới 300km và có thể được triển khai từ độ cao 500m cho tới tối đa 14.000 mét. Tên lửa có thể đạt được tốc độ bay tối đa lên tới Mach 2.8 và hiện được coi là một trong những loại tên lửa chiến thuật nguy hiểm nhất thế giới. Nguồn ảnh: The Defense Post.
Một đặc điểm của tên lửa BrahMos-A khiến cho rất nhiều quốc gia trên thế giới - trong đó có cả Việt Nam quan tâm đó là việc loại tên lửa này được thiết kế và tối ưu hoá khả năng phóng từ dòng chiến đấu cơ Sukhoi Su-30. Nguồn ảnh: The Defense Post.
Theo thiết kế của Ấn Độ, sau khi thả từ máy bay Su-30 mà cụ thể ở đây là Su-30MKI của nước này quả tên lửa BrahMos-A sẽ rơi tự do trong khoảng cách từ 100 tới 150 mét trước khi khởi động hệ thống đánh lửa và bắt đầu bay hành trình. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tính tới thời điểm hiện tại, Su-30MKI đang là loại tiêm kích duy nhất có khả năng mang theo được tên lửa BrahMos-A. Tuy nhiên nhiều nguồn tin cho rằng việc mang tên lửa BrahMos-A lên các loại tiêm kích dòng Su-30 khác kể cả Su-30MK2 mà Việt Nam đang sử dụng là điều hoàn toàn khả thi. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tất nhiên là giống với Su-30MKI, phiên bản Su-30MK2 cũng sẽ phải thay đổi một vài kết cấu, bộ phận để có thể mang theo quả tên lửa nặng 2,55 tấn này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Với Su-30MKI, để mang theo được quả tên lửa BrahMos-A, hệ thống giá treo dưới bụng máy bay đã phải được gia cố lại, thậm chí nhiều nguồn tin còn cho rằng một giá treo nữa ở dưới bụng Su-30MKI song song với giá treo cũ đã được thiết kế thêm vào để có thể treo được quả tên lửa BrahMos-A trên hai giá cùng lúc. Nguồn ảnh: Sputnik.
Hiện tại, 40 tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ đã được hoán cải lại hệ thống giá treo để có thể mang theo được tên lửa BrahMos-A. Quá trình thay đổi lại giá treo này chỉ tốn vài ba năm cho tổng cộng 40 chiếc Su-30MKI đồng nghĩa với việc đây không phải là một công việc quá khó khăn và đòi hỏi kỹ thuật cao. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngoài Su-30MKI, BrahMos-A còn được dự kiến sẽ tương thích với máy bay Il-38 và Tu-142 trong tương lai. Trong đó phía Ấn Độ dự tính máy bay Tu-142 sẽ có khả năng mang theo cùng lúc tới 6 tên lửa BrahMos-A. Nguồn ảnh: Sputnik.
Hiện nay ở Đông Nam Á đang có ba nước sử dụng nhiều tiêm kích Su-30 nhất đó là Việt Nam, Indonesia và Malaysia. Ba quốc gia sử dụng tiêm kích Su-30 như là lực lượng tiêm kích chủ lực trong không quân này chắc chắn sẽ trở thành khách hàng cực kỳ tiềm năng của tên lửa BrahMos-A khi Ấn Độ rao bán rộng rãi loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo