Ấn Độ vẫn cần Nga để phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5
Ảnh: Nga "khoe" dàn vũ khí tối tân tại Army-2018 / Mỹ gửi thư giục Philippines mua vũ khí, ông Duterte thẳng thừng nói "ích gì mà mua"
“Không có chuyện chúng tôi dừng hợp tác. Chúng tôi đang tiếp tục thảo luận với phía Ấn Độ hợp tác phát triển FGFA. Mới đây, giới truyền thông đã loan báo thông tin về việc Ấn Độ rút khỏi FGFA, nhưng thật sự họ không hề rút khỏi dự án. Phía Ấn Độ chỉ đưa ra một số đề nghị và muốn chúng tôi sớm có câu trả lời. Cũng giống như cam kết từ khi dự án bắt đầu, chúng tôi sẵn sàng chuyển giao hàng loạt công nghệ hàng không quân sự hiện đại cho Ấn Độ, những công nghệ mà không quốc gia nào trên thế giới sẵn sàng chuyển giao”, ông Yuri Slyusar -Giám đốc Tập đoàn chế tạo hàng không hợp nhất Nga - khẳng định.
Với tuyên bố trên của ông Yuri Slyusar, những thông tin trái chiều về việc Ấn Độ có thể rút khỏi FGFA đã được làm rõ. Điều này đã khẳng định cả Nga và Ấn Độ đều đang cần nhau để hoàn thiện máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, khi bên có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, bên thì có nguồn lực công nghệ và nghiên cứu.
Hợp tác với Nga có truyền thống thành công
Không khó để tìm ra những ví dụ về các dự án hợp tác phát triển vũ khí thành công và thất bại tại Ấn Độ. Tuy nhiên, điều đáng nói là nếu các hợp tác quân sự với Nga, trong đó có các dự án hợp tác phát triển vũ khí mới tương đối thành công, thì phần lớn các chương trình hợp tác phát triển với phương Tây của Ấn Độ đều chỉ dừng ở mức nhập khẩu nguyên chiếc. Điều này có thể thấy rõ qua các hợp đồng vũ khí với Mỹ hay gói thầu MMRCA với máy bay chiến đấu Rafale với Pháp.
Trường hợp của máy bay chiến đấu Rafale là ví dụ rõ ràng về việc Mỹ và phương Tây không sẵn sàng chia sẻ công nghệ quân sự hiện đại cho Ấn Độ. |
Trái ngược với Mỹ và phương Tây, với truyền thống hợp tác bền chặt có từ thời Liên Xô, nhiều dự án vũ khí hợp tác Nga-Ấn đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nếu không có Nga, Ấn Độ chắc sẽ không được tiếp cận và chuyển giao công nghệ của máy bay chiến đấu Su-30MKI, tên lửa hành trình BrahMos hay xe tăng nội địa hóa T-90S Bhisma…
Ấn Độ với tham vọng trở thành siêu cường đang rất khao khát vũ khí hiện đại, đặc biệt là được chuyển giao các công nghệ vũ khí tân tiến. Điều này thấy rõ qua các hợp đồng vũ khí Ấn Độ ký trong vài thập niên trở lại đây. New Delhi sẵn sàng chi trả bộn, nhưng điều kiện bắt buộc là phải tái đầu tư một phần giá trị hợp đồng và thiết lập cơ sở lắp ráp tại Ấn Độ. Việc thiết lập các liên doanh lắp ráp và chế tạo tại Ấn Độ sẽ là cơ hội tốt cho ngành công nghiệp quốc phòng nội địa có cơ hội được tiếp cận và tham gia vào quy trình sản xuất các loại vũ khí hiện đại.
Đối với dự án FGFA, khúc mắc lớn nhất của New Delhi là việc Ấn Độ sẽ được chia sẻ bao nhiêu công nghệ và mức độ tiếp cận với máy bay chiến đấu hiện đại này. Do dự án FGFA mới đang ở giai đoạn phác thảo, mọi sự tiếp cận của Ấn Độ đều phải thông qua các nguyên mẫu T-50 thuộc dự án PAK FA hay Su-57 của Nga.
New Delhi cảm thấy không hài lòng khi phải bỏ hàng tỷ USD cho một dự án vũ khí vẫn đang ở trên giấy và không được tiếp cận sâu với PAK FA. Một số nguồn tin cho biết, phi công Ấn Độ thậm chí không được bay thử trên các mẫu T-50 của Nga. Đây có thể coi là một lý do dẫn tới sự hoài nghi của Ấn Độ về tính năng chiến đấu của Su-57 vốn là nền tảng công nghệ của FGFA.
Chương trình hợp tác phát triển tên lửa BrahMos giữa Nga và Ấn Độ rất thành công khi vừa đáp ứng được yêu cầu cung cấp cho Quân đội Ấn Độ, lại có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. |
Ấn Độ vẫn cần Nga với FGFA
Dù cũng là cường quốc xuất khẩu vũ khí, nhưng có một điểm đặc biệt khác biệt của Nga so với các quốc gia phương Tây là Moscow sẵn sàng chuyển giao công nghệ và xuất khẩu nhữngcông nghệvũ khí tiên tiến cho đối tác chiến lược. Đối với Moscow, chỉ cần điều kiện tiên quyết là vũ khí xuất khẩu không làm phương hại tới nền an ninh quốc gia của Nga là sẵn sàng được chuyển giao.
Đối với Ấn Độ, hợp tác quân sự chặt chẽ với Nga đã được minh chứng qua nhiều hợp đồng vũ khí lớn, các dự án hợp tác phát triển vũ khí thành công như: Máy bay chiến đấu Su-30MKI, xe tăng T-90 Bhisma, tên lửa hành trình BrahMos, tàu ngầm hạt nhân lớp Shuka-B… Gần đây nhất là việc Nga-Ấn đang dần đi đến thỏa thuận cung cấp tên lửa phòng không S-400 Triumph, vũ khí được cho là sẽ thay đổi cán cân quân sự tại Nam Á. S-400 sẽ đóng vai trò như xương sống của phòng không Ấn Độ trong vài thập niên tới.
Những vấn đề trên cho thấy Ấn Độ còn rất cần Nga trong lĩnh vực quân sự. Moscow đáp ứng tốt cho New Delhi những loại trang bị quân sự có ưu thế về giá thành và tính năng sử dụng.
Sẽ không có quốc gia nào sẵn lòng chia sẻ công nghệ như FGFA cho Ấn Độ, ngoài Nga. |
Ngoài Nga, có lẽ chưa quốc gia nào trên thế giới sẵn sàng chia sẻ sâu công nghệ quân sự với Ấn Độ. New Delhi từng hợp tác với châu Âu, Mỹ với mục đích đa dạng hóa nguồn cung và được tiếp cận những loại vũ khí không phải là thế mạnh của Nga, nhưng chưa có trường hợp nào được ghi nhận là thành công.
Nguyên nhân của vấn đề trên có thể do hầu bao quốc phòng rủng rỉnh của Ấn Độ. New Delhi sẵn sàng mua vũ khí Mỹ, phương Tây với giá cực cao với mong muốn được chia sẻ công nghệ, nhưng bất thành.
Các nhà thầu vũ khí phương Tây rất thực dụng. Họ sẽ tìm đủ chiêu trò để không đánh mất "gà đẻ trứng vàng" Ấn Độ bằng việc chỉ sẵn sàng xuất khẩu sản phẩm nguyên chiếc và tìm mọi cách ngăn cản New Delhi tiếp cận được công nghệ để tự chủ công nghiệp quốc phòng.
Về lĩnh vực máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 như FGFA, chắc chắn trong tương lai gần, không một quốc gia nào sẵn sàng chia sẻ công nghệ tối tân này cho Ấn Độ như Nga.
Xét về nhiều mặt, dự án FGFA sẽ mang lại lợi ích rõ ràng cho cả hai bên. Ấn Độ sẵn sàng móc hầu bao, còn Nga thì có sẵn nền tảng công nghệ và cơ sở nghiên cứu. Nguồn vốn chia sẻ từ phía Ấn Độ sẽ giúp giảm bớt gánh nặng chi phí phát triển, cũng như giá thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 cho cả hai bên.
Nếu thành công, FGFA có thể coi là phiên bản xuất khẩu của Su-57 để lấp đầy khoảng trống thiếu máy bay chiến đấu hiện đại của Không quân Ấn Độ và tiềm năng xuất khẩu rất lớn sang nước thứ 3.
Theo dự án FGFA, Nga và Ấn Độ mỗi bên cần chi 4 tỷ USD cho giai đoạn phát triển. Sau khi hoàn thiện, hai bên dự kiến chế tạo 127 máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 mới với chi phí 25 tỷ USD. Chủ quản dự án FGFA về phía Nga là Tập đoàn Sukhoi, còn Ấn Độ là công ty quốc doanh Hindustan Aeronautics. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo