Ảnh tư liệu về khẩu súng lớn nhất thế giới Gustav của Đức Quốc xã
Cao 4 tầng và nặng 1.350 tấn, khẩu súng lớn nhất thế giới Gustav của phát xít Đức có thể bắn những viên đạn nặng tới 5 tấn từ nòng pháo dài 30 mét.
Kỳ lạ ngôi chợ bán toàn súng đạn ở Yemen / Tên cướp trả giá đắt vì dùng súng cướp tiền của phụ nữ lúc sáng sớm
Năm 1941, sau khi Pháp thất thủ, công ty Friedrich Krupp A.G. chuyên sản xuất thép và vũ khí đã bắt đầu quá trình chế tạo khẩu súng lớn nhất thế giới - Gustav của Hitler.
Để đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, kỹ sư Erich Müller của công ty Krupp đã tính toán rằng loại vũ khí này sẽ phải lớn hơn và mạnh hơn nhiều so với bất kỳ loại vũ khí nào tồn tại vào thời điểm đó.
Khẩu súng lớn nhất thế giới - Gustav cao 4 tầng, dài hơn 47 mét và nặng 1350 tấn. Súng Gustav có thể bắn những viên đạn nặng tới 5 tấn từ nòng pháo dài 30 mét.
Súng Gustav sau đó đã được sử dụng vào cuộc bao vây Sevastopol trong Chiến dịch Barbarossa.
Tuy nhiên, sau khi sử dụng súng Gustav chỉ 1 lần, Đức Quốc xã đã nhận ra những điểm thiếu thực tế của nó.
Trước hết, phải cần tới 2.000 binh lính để vận hành khẩu Gustav. Tiếp đến, việc vận chuyển và ngụy trang một vũ khí khổng lồ như vậy cũng không hề đơn giản. Đó còn là chưa kể tới chi phí đắt đỏ để bảo trì và vận hành khẩu súng này.
Ngày 14/4/1945, 1 ngày trước khi quân Mỹ đến, Đức đã phá hủy súng Gustav nhằm tránh để loại vũ khí này rơi vào tay kẻ thù.
Ngày 22/4/1945, các bộ phận của Gustav được phát hiện trong một khu rừng nằm cách khu vực Auerbach 15 km về phía bắc và Chemnitz 50 km về phía tây nam.
Mùa hè năm 1945, Schwerer Gustav được các chuyên gia Liên Xô nghiên cứu và vào mùa thu năm đó, nó được chuyển tới Merseburg - nơi Liên Xô tập trung các vũ khí và thiết bị quân sự thu được từ Đức.
Theo Kiều Anh/VOV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Năm 1934, điều duy nhất ngăn cản trùm phát xít Hitler xâm lược Pháp là phòng tuyến Maginot. Thực tế thì đây là rào cản duy nhất giữa Hitler và phần còn lại của Tây Âu. Phòng tuyến Maginot chạy từ sông Rhine tới La Ferté bao gồm các lô cốt bê tông, các boong-ke và đường sắt.