ASEAN - Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc
Giao thông xanh, lối sống xanh ở Trung Quốc / Mỹ tăng sản lượng đạn pháo 155 mm lên 100.000 quả đạn mỗi tháng
Một trong những hành lang thương mại quan trọng ở châu Á và của cả thế giới hiện nay chính là hành lang giữa khu vực Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc. Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa công bố Báo cáo "Mối liên hệ Trung Quốc và ASEAN" đánh giá, giao thương giữa ASEAN và Trung Quốc đại lục đang tăng vọt.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là hai điểm đến hàng đầu của hàng hóa Trung Quốc. Ngược lại, Nhật Bản sau một thời gian giữ vị trí tương tự, đã tụt lùi trong những năm qua, hiện nay chỉ nhập khẩu từ Trung Quốc bằng khoảng 1/3 so với Mỹ hoặc EU mỗi năm. Thay vào đó, ASEAN đã nổi lên vượt qua tất cả các điểm đến khác trong năm 2022, trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Và Trung Quốc cũng liên tục là thị trường lớn nhất, vượt xa EU và Nhật Bản, thậm chí cả Mỹ để đón nhận một tỷ trọng lớn các lô hàng từ ASEAN.
Bà Mao Ning - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng 16,8 lần trong 20 năm qua. Mức sống của hơn 2 tỷ người đã được cải thiện đáng kể. Quan hệ Trung Quốc - ASEAN đã trở thành ví dụ thành công và năng động nhất về hợp tác khu vực châu Á - Thái Bình Dương".
Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư.
Bà Yun Liu - Chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Ngân hàng HSBC nhận xét: "Mối liên kết giữa Trung Quốc và khu vực ASEAN ngày càng đậm sâu kể từ khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung xảy ra. Sự nhảy vọt về hàng xuất từ Trung Quốc sang ASEAN trong những năm gần đây phần lớn có thể được lý giải bằng việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng trong bối cảnh hoạt động lắp ráp cuối cùng ngày càng chuyển nhiều sang ASEAN, thúc đẩy xuất khẩu từ Trung Quốc sang khu vực này".
Trong đó, kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc 8 tháng đầu năm nay đạt hơn 141 tỷ USD, ổn định nhất so với các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn chung, theo số liệu của Hải quan Việt Nam.
Chưa kể, nhiều địa phương và doanh nghiệp Trung Quốc xem Việt Nam là điểm đến quan trọng trong hợp tác đầu tư. 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc dẫn đầu về số dự án đầu tư đăng ký mới vào Việt Nam, với 399 dự án có tổng vốn 1,9 tỷ USD.
Bà Yun Liu - Chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Ngân hàng HSBC nhận định: "Việt Nam đang đi đúng theo một xu hướng dài hạn thu hút dòng vốn FDI chất lượng không chỉ từ Trung Quốc, Mỹ, mà còn các khu vực khác nữa và leo thang chuỗi giá trị. Về tổng thể, với lực lượng lao động trẻ, dồi dào và nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, các chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam có nhiều ưu thế. Tuy nhiên, đối với Việt Nam nói riêng, theo tôi có 2 điểm cần tập trung vào: Một là về kết nối cơ sở hạ tầng; Thư hai là nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động".
Năm 2023 là năm hợp tác phát triển nông nghiệp vàan ninh lương thựcTrung Quốc - ASEAN, nhiều hoạt động được triển khai kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nông nghiệp chất lượng cao của cả hai bên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo