Asia Times: Xung đột Ukraine sẽ kết thúc ra sao? Thắng thua gói gọn ở một điểm!
NÓNG: Tổng thống Zelensky tuyên bố "sẵn sàng" cho các cuộc tấn công ở Donbass / NÓNG: Phe thân Nga dồn ép, nói không chừa lối thoát cho QĐ Ukraine - Mariupol sắp xong?
Theo Asia Times, hơn 1 tháng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, thực tế chiến sự hiện nay cho thấy bài toán tái cơ cấu và hiện đại hóa của quân đội Nga vẫn còn rất khó nhằn.
Lực lượng Nga vẫn cồng kềnh, chưa hiện đại và thậm chí được cho là đang vật lộn với tinh thần chiến đấu không cao.
Trong khi đó, khả năng phòng thủ của Ukraine lại cho thấy sự mạnh mẽ đáng kinh ngạc.
Chờ đàm phán mặt đối mặt giữa 2 TT Zelensky-PutinTổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người dân Ukraine đã phản ứng mạnh mẽ đến mức, theo lời của Tổng thống Mỹ Joe Biden là khiến Tổng thống Vladimir Putin bị "dồn vào chân tường".
Ông Zelensky hiện đang kêu gọi đàm phán trực tiếp với người đồng cấp Putin. Nhưng chìa khóa của vấn đề là bối cảnh diễn ra các cuộc đàm phán như thế nào.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hy vọng chờ cuộc gặp mặt đối mặt với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Trên sân nhà, Nga đang đối mặt nhiều khó khăn khi ngày càng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt nhằm tăng cường sự cô lập về tài chính và gây ra hỗn loạn kinh tế.
Từ ngân hàng trung ương đến xuất khẩu dầu, khí đốt, nông sản và kim loại quý, các lệnh trừng phạt - cho đến nay - đã loại các thực thể kinh tế Nga ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong khi đó, xung đột vẫn tiếp diễn.
Asia Times cho rằng, quân đội Nga hiện đang lựa chọn phương án "đối đầu tiêu hao", một chiến thuật quân sự được một bên sử dụng để thắng cuộc chiến bằng cách làm suy yếu đối phương tới mức sụp đổ khi thiệt hại liên tục về người và trang thiết bị.
Và trong bối cảnh hiện nay, lý thuyết trò chơi có thể đề xuất các bước tiếp theo có thể xảy ra.
Cả hai bên đang phân tích các lựa chọn thụ động hoặc lập trường hiếu chiến yêu thích của mình và cách để biến điều này thành kết quả: thắng, thua hoặc trung lập.
Lựa chọn chiến lượcLý thuyết trò chơi là nghiên cứu chính thức về các lựa chọn chiến lược giữa hai bên.
Nó hữu ích cho những người ra quyết định vì có thể minh họa một loạt các lựa chọn mở ra cho các bên tham chiến trong một cuộc khủng hoảng nhất định, đồng thời cũng vạch ra những "thắng và thua" có thể xảy ra do các bên liên quan quyết định về mặt chiến lược.
Bộ binh của Nga đang cho thấy điểm yếu trong cuộc chiến ở Ukraine, theo Asia Times.
Để tìm ra khả năng thắng và thua theo nhận định của Ukraine và Nga, lý thuyết trò chơi phải điều chỉnh ba biến số chính.
Thứ nhất, là khả năng leo thang để giảm căng thẳng, điều này có thể đẩy cuộc chiến xung đột lên đỉnh điểm căng thẳng hoặc củng cố các cuộc đàm phán.
Nga có thể sẽ tiếp tục chiến lược gia tăng căng thẳng. Giờ đây, hai bên bị mắc kẹt trong kịch bản "tổng bằng không" của lý thuyết trò chơi, trong đó những gì mà một người thắng cuộc có được bằng đúng tổng thua lỗ của những người chơi khác.
Phó Thủ tướng Ukraine, Iryna Vereshchuk đã nói rằng: "Không thể có chuyện đầu hàng, hạ vũ khí. Chúng tôi đã thông báo cho phía Nga về việc này". Phản ứng của Tổng thống Zelensky cũng kiên định tương tự.
Thứ hai là các biện pháp đối phó ngoại giao được thực hiện song song với cuộc chiến của Mỹ, EU và NATO. Nhưng nó dường như vẫn chưa đi đến đâu.
Thứ ba là khả năng thắng thua của cả hai bên.
Nga dường như đã chuyển chiến lược xung đột sang kiểu xung đột tiêu hao, và do đó có khả năng đàm phán về việc hợp nhất hoặc có thể giảm bớt các vùng lãnh thổ kiểm soát.
Và kết cục thắng, thua hay trung lập hoàn toàn phụ thuộc vào cách các nhà lãnh đạo của Ukraine và Nga cũng như các nước phương Tây nhìn nhận những động thái này như thế nào.
Chuyện gì đang xảy ra?Theo Asia Times, lý thuyết trò chơi là con đường tuyệt vời để các bên vạch ra các lựa chọn, nhưng các cuộc khủng hoảng vẫn không ngừng xảy ra.
Theo thuật ngữ lý thuyết trò chơi, chắc chắn Tổng thống Putin sẽ không bao giờ chấp nhận rằng họ đã thua trong cuộc chiến này hoặc đàm phán từ vị trí của người thua cuộc. Ukraine cũng không có khả năng cho phép Nga có được các lợi ích lãnh thổ và xem đó là "chiến thắng".
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán sẽ phải diễn ra trên cơ sở rằng, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ tạo thành một loạt các chiến thắng "mang tính giảm nhẹ" - thậm chí là "trung lập" - cho cả hai bên.
Và điều này sẽ xảy ra bất kể chúng thể hiện không đồng đều như thế nào về cả chiến thắng về mặt tinh thần lẫn tổn thất thực tế đối với Ukraine, lợi ích chiến thuật và tổn thất tinh thần đối với Nga.
Điều này bao gồm việc Ukraine cam kết sẽ không cho xây dựng bất kỳ căn cứ quân sự hoặc thiết lập vũ khí "nước ngoài" nào. Việc bảo lãnh đảm bảo an ninh cho Ukraine thuộc về một nhóm các đồng minh được lựa chọn kỹ càng bao gồm Mỹ, Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng tính khả thi lâu dài của đảm bảo an ninh vẫn chưa rõ ràng, cũng như những gì có thể xảy ra với các lãnh thổ của Ukraine.
Liệu Nga có rút quân về vị trí trước khi mở chiến dịch quân sự hay chỉ thực hiện một cuộc rút quân hạn chế, duy trì binh sĩ ở một số khu vực quan trọng ở miền đông Ukraine? Chưa có điều gì có thể dự đoán được.
Trong khi đó, phương Tây cần nhanh chóng củng cố Ukraine với tư cách là một thành viên có chủ quyền đầy đủ của gia đình các quốc gia châu Âu, có thể là trong chính EU, và xây dựng lại đất nước, từng phần khi cần thiết.
Nhưng đây là kịch bản mà Nga phản ứng gay gắt và đã nhấn mạnh "có đủ nguồn lực khổng lồ để ngăn chặn kết cục này".
Khi đó, để đạt được mục tiêu ngăn chặn xung đột, các cuộc đàm phán cần đạt được một loạt thắng và thua, như một nguồn tin Nga nói với tờ Financial Times là "mang lại điều có lợi cho mọi bên".
End of content
Không có tin nào tiếp theo