Quốc tế

Australia loại biên khinh hạm cực mạnh, cơ hội mua giá rẻ?

Nếu như Hải quân Mỹ vừa tuyên bố bán lại một khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry cho Bahrain với giá 150 triệu USD thì nhiều khả năng Australia sẽ 'sang tên' tàu chiến của mình rẻ hơn nhiều.

Tạp chí Jane's Defense Weekly vừa đăng tải thông tin cho biết, tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường cuối cùng thuộc lớp Adelaide mang tên HMAS Melbourne của Hải quân Hoàng gia Australia (RAN) đã ngừng hoạt động trong một buổi lễ được tổ chức vào ngày 26/10 tại cảng nhà Fleet Base East, Garden Island ở Sydney.

Trong 27 năm phục vụ, chiến chiến hạm 4.260 tấn (số hiệu 05) đã được "triển khai hoạt động đến Trung Đông 8 lần và nhận vinh dự chiến đấu cho nhiệm vụ ở Đông Timor, Vịnh Ba Tư và Trung Đông", Bộ Quốc phòng Australia (DoD) cho biết trong một tuyên bố.

Được biết khinh hạm lớp Adelaide của Hải quân Australia là một biến thể của lớp Oliver Hazard Perry do nước này đóng theo giấy phép và sự hỗ trợ kỹ thuật từ Mỹ. Nhiều khả năng sau khi loại biên thì Australia sẽ bán lại với giá rẻ cho một quốc gia nào đó quan tâm.

Đây có thể xem như cơ hội lớn đối với những đối tác có quan hệ quốc phòng với Australia, đặc biệt khi so sánh với đơn giá 150 triệu USD của một chiếc Oliver Hazard Perry khác đó là tàu USS Robert G. Bradley (FFG-49) vừa được Mỹ bán lại cho Bahrain.

Tàu hộ vệ hạng nặng HMAS Melbourne của Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: Jane's Defense Weekly.

Khinh hạm hạng nặng lớp Oliver Hazard Perry ra đời từ thập niên1970 với mục đích bảo vệ nhóm tàu đổ bộ, nằm trong biên đội hộ tống tàu sânbay, tuần tra bảo vệ lãnh hải. Chúng được chế tạo với yêu cầu giáthành không quá đắt để đủ sức thay thế các tàu khu trục cũ cũng như khinh hạm lớpKnox đã lạc hậu.

Tổng cộng 71 tàu thuộc lớp Oliver Hazard Perry đã được đóng mơítrong giai đoạn 1977 - 2004, hiện tại hải quân Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ lớpkhinh hạm này. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn gần 20 chiếc Oliver Hazard Perry khácđang phục vụ trong quân đội các quốc gia khác trên thế giới dưới dạng chuyểngiao hoặc đóng tại chỗ.

Với chiều dài 136 m, chiều rộng 14 m, lượng giãn nước đầy tải4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người, Oliver Hazard Perry có thể được xếp vàophân lớp khu trục hạm cỡ nhỏ. Trái tim của tàu là 2 động cơ GeneralElectric LM2500-30, cho tốc độ tối đa 29 hải lý/h, tầm hoạt động 4.500 hải lýkhi chạy ở vận tốc tiết kiệm nhiên liệu.

Vũ khí trang bị nguyên bản của tàu gồm 1 ray phóng đơn Mk 13 dùngđể bắn tên lửa phòng không SM-1R và tên lửa chống hạm Harpoon (cơ số 40 quả chocả 2 loại).

Tàu còn được trang bị 2 cụm 3 ống phóng Mk 32 tương thích ngư lôichống ngầm hạng nhẹ Mk 46 hoặc Mk 50, 1 pháo hạm Oto Melara Mk 75 76 mm/62 bốtrí giữa thân. Kèm theo đó là 1 hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx cỡ20 mm và 4 súng máy 12,7 mm. Sàn đáp và nhà chứa cho phép mang theo 2 trựcthăng săn ngầm MH-60.

Những năm cuối còn phục vụ trong biên chế hải quân Mỹ, các khinh hạmOliver Hazard Perry đã bị tháo bỏ ray phóng Mk 13 để thuần túy đảm nhiệm chứcnăng tàu tuần tra chống ngầm.

Tuy nhiên nhiều quốc gia tiếp nhận đã tiến hành lắp bệ phóng thẳngđứng Mk 41 thay cho ray Mk 13 để phóng được tên lửa đối không tầm trung RIM-162ESSM, hay lắp bổ sung bệ phóng Mk 141 của tên lửa Harpoon vào vị trí sau thápradar.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo