Quốc tế

Ba Lan hụt siêu cường kích 'ngoài hành tinh' vì... hết tiền

Dự án cường kích giá rẻ PZL-230 Skorpion (Bọ Cạp) của Ba Lan có vẻ ngoài không khác gì một 'máy bay đến từ ngoài hành tinh', đáng tiếc là dự án này đã bị hủy bỏ do thiếu kinh phí.

Cường kích cơ PZL-230 Skopion của Ba Lan được khởi động từ những năm cuối của thập niên 80 nhưng tới khi Liên Xô tan rã, dự án này đã chính thức bị đình chỉ do kinh phí không còn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ý tưởng về PZL-230 Skopion nảy sinh khi quốc gia này không muốn quá phụ thuộc vào Liên Xô trong việc cung cấp vũ khí mà vẫn muốn trang bị cho mình một loại chiến đấu cơ hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.

Ba Lan dự tính sẽ thiết kế PZL-230 Skopion để trở thành một cường kích cơ giá rẻ, có hiệu năng hoạt động cao và là bước đầu để phát triển một dòng tiêm kích cho tương lai sau này. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thiết kế của PZL-230 Skopion không những cực kỳ hiện đại mà còn phải đảm bảo chi phí sản xuất hàng loạt với số lượng ít là thấp nhất do Ba Lan không thể "vượt mặt" anh cả Liên Xô xuất khẩu loại cường kích cơ này ra nước ngoài. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tuy vậy, PZL-230 Skopion vẫn được mang trong mình những công nghệ tiên tiến nhất, ví dụ như khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và mang theo được tối đa 2000 kg vũ khí các loại. Nguồn ảnh: Pinterest.

PZL-230 Skopion nguyên mẫu có hai động cơ phản lực và vào thời điểm đó, loại động cơ Pratt & Whitney do Canada thiết kế đã được Ba Lan lựa chọn. Nguồn ảnh: Pinterest.

Chương trình này cực kỳ khả quan nhưng tới năm 1994, sau khi ngốn 65 triệu USD tiền nghiên cứu và phát triển, PZL-230 Skopion đã bị đình chỉ kinh phí. Các đảng cánh tả của Ba Lan sau đó đã đóng góp tiền để chương trình tiếp tục phát triển nhưng nỗ lực này cuối cùng cũng không thành công. Nguồn ảnh: Pinterest.

PZL-230 Skopion được thiết kế với chỉ một ghế lái, máy bay có chiều dài rất ngắn chỉ 10 mét và sải cánh rộng 12 mét. Trọng lượng cất cánh tối đa của PZL-230 Skopion vào khoảng 11 tấn trong đó có tối đa 2 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo tính toán lý thuyết, PZL-230 Skopion có khả năng đạt tốc độ tối đa khoảng 1000 km/h tương đương với Mach 0,85. Cường kích cơ này có thể đạt cao độ 12.000 mét và có đường băng cất cánh chỉ khoảng 300 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mặc dù chưa một nguyên mẫu PZL-230 Skopion nào từng được cho bay thử, tuy nhiên các kỹ sư Ba Lan thậm chí còn thiết kế ra tới ba phiên bản cải biên từ cường kích cơ này, trong đó có một phiên bản mang theo được tối đa tới 4 tấn vũ khí. Nguồn ảnh: Pinterest.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo