Quốc tế

Bản lĩnh phi công Việt Nam biến điểm yếu của MiG-17 thành vũ khí lợi hại

Trong Chiến tranh Việt Nam, mặc dù được Liên Xô cung cấp các chiến đấu cơ MiG-21 mới cóng cạnh nhưng các phi công của Việt Nam lại lập được nhiều chiến công vang đội hơn bằng chiếc MiG-17 cũ kĩ.

Chiến đấu cơ MiG-21 bắt đầu được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ cuối năm 1965. Khi này, cuộc chiến với không quân Mỹ trên bầu trời đất nước ta đang diễn ra cực kỳ ác liệt. Nguồn ảnh: Commons.

Loại máy bay chiến thuật được Mỹ sử dụng nhiều bậc nhất ở Việt Nam là tiêm kích F-4 Phantom II - một loại máy bay vượt trội hơn tiêm kích MiG-17 rất nhiều lần vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Danviet.

Hiểu được vấn đề này, Liên Xô đã viện trợ gấp rút cho Việt Nam những chiếc MiG-21 đầu tiên qua đường biển về cảng Hải Phòng. Đây là loại chiến đấu cơ được Liên Xô chế tạo ra để đặc trị tiêm kích F-4 Phantom II của Mỹ. Nguồn ảnh: Jetphoto.

Mặc dù nguyên bản không được trang bị radar, tuy nhiên MiG-21 lại có thể dễ dàng tấn công và hạ gục tiêm kích Mỹ dựa trên dẫn đường mặt đất. Nguồn ảnh: Danviet.

Tuy nhiên một điểm khó hiểu đó là bản thân các phi công lão luyện bậc nhất của Không quân Việt Nam với chiến đấu cơ MiG-17 lại có vẻ không quá hào hứng với loại chiến đấu cơ mới và hiện đại này. Thậm chí, nhiều người còn tin rằng sử dụng MiG-17 để đối đầu với F-4 Phantom II thậm chí còn dễ dàng hơn so với MiG-21. Nguồn ảnh: TL.

Bằng chứng là trong số các phi công ACE (Át Chủ Bài) của Việt Nam có một số lượng không nhỏ các phi công giành được thành tích này nhờ việc điều khiển tiêm kích MiG-17. Đặc biệt, không quân Việt Nam cũng là lực lượng duy nhất trên thế giới có thành tích ACE nhờ chiến đấu cơ MiG-17. Nguồn ảnh: TL.

Một trong những lý giải thường thấy nhất và cũng khoa học nhất đó là chiến đấu cơ MiG-17 có tỷ trọng lực nâng trên cánh lớn hơn MiG-21 và nó có tốc độ... chậm hơn. Nguồn ảnh: TL.

Với việc có tỷ trọng lực nâng cánh lớn hơn, MiG-17 có thể bẻ ngoặt được ở góc cực kỳ gấp, rất thích hợp cho việc hỗn chiến ở khoảng cách gần - phù hợp với lối đánh áp sát của phi công Việt Nam thời kỳ này do MiG-17 vốn dĩ không được trang bị... tên lửa mà chỉ có pháo. Nguồn ảnh: TL.

Việc tốc độ tối đa của MiG-17 thấp hơn nhiều so với MiG-21 (1.100 km/h so với 2.100 km/h) tưởng chừng như là một yếu điểm nhưng lại có thể coi là một ưu điểm của MiG-17 trong tay Không quân Việt Nam khi chúng ta thường đánh theo kiểu đón lõng, bổ nhào vào đội hình địch sau đó bẻ ngoặt gấp để thoát ra ngoài. Nguồn ảnh: TL.

Như đã nói ở trên, do MiG-17 có khả năng bẻ ngoặt cực tốt, nó có thể thoát ra khỏi đội hình địch một cách nhanh chóng. Các chiến đấu cơ F-4 Phantom II của Mỹ vốn dĩ cũng có tốc độ cao hơn, sẽ cần vòng cua rộng hơn để bắt đầu bám đuổi theo tiêm kich MiG-17 của phi công ta. Nguồn ảnh: TL.

Đổi lại với MiG-21, dù nó có tốc độ tối đa nhanh, tuy nhiên tốc độ này so với chiếc F-4 Phantom II lại "không thấm vào đâu". Ngay khi chiếc MiG-21 tấn công vào đội hình địch, nó sẽ không có bất cứ lợi thế nào (cả tốc độ lẫn góc ngoặt) để thoát ra ngoài trước sự đánh trả của dàn phi cơ chiến thuật địch. Nguồn ảnh: TL.

Thêm vào đó, những phiên bản F-4 Phantom II ban đầu được Mỹ sử dụng ở Việt Nam đều hơi... hiện đại quá. Hiện đại đến mức chúng không có súng hay pháo mà chỉ có tên lửa. Việc tiếp cận ở cự ly gần sẽ gần như khiến hệ thống tên lửa của F-4 Phantom II bất lực hoàn toàn, không thể khóa được mục tiêu. Nguồn ảnh: TL.

Tựu chung lại, nhờ có chiến thuật hợp lý, lối đánh táo bạo và bản lĩnh vững vàng; Không quân Việt Nam đã giáng cho Không quân Mỹ những đòn cực đau nhờ loại chiến đấu cơ MiG-17 vốn được xem là "cổ lỗ" này. Thậm chí, Mỹ còn phải thay đổi cả giáo trình huấn luyện phi công để có thể đối phó với loại tiêm kich MiG-17 của Không quân Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo