Quốc tế

Bên trong những ngôi trường cho người đào tẩu Triều Tiên tại Hàn Quốc

Sau khi “đánh cược” mạng sống để trải qua hành trình gian nan đào tẩu sang Hàn Quốc, những người đào tẩu trẻ tuổi tiếp tục phải đối mặt với khó khăn khác khi họ phải thích nghi với hệ thống giáo dục khác lạ.

Tại sao Thế chiến I lại kết thúc bằng một thoả thuận ngừng bắn? / Trung tâm thương mại ở St. Petersburg chìm trong biển lửa

Học sinh theo học trường Haankkum (Ảnh: SCMP)
Học sinh theo học trường Haankkum (Ảnh: SCMP)

Là một “ngôi sao” tại trường Haankkum, ngôi trường cách một giờ lái xe về hướng bắc thủ đô Seoul, Kang sẽ có những hồi ức tươi đẹp khi cô chuẩn bị tốt nghiệp ngôi trường này vào mùa hè năm tới. Cô gái 21 tuổi đã theo học ở Haankkum trong 2 năm qua, và cô đã trải nghiệm và mở mang tầm mắt ra thế giới.

Một trong những ký ức đẹp đẽ nhất của cô có lẽ là giây phút cô nhận vai chính trong vở nhạc kịch “Dòng sông băng”, được biểu diễn tại đại học Kookmin, Seoul. “Tôi từng là một người rất hay ngượng ngùng và không thể tiến lên phía trước, vì vậy tôi không bao giờ có suy nghĩ sẽ nhận vai chính. Nhưng cuối cùng, tôi đã vượt qua được thách thức này”, Kang nói.

Không chỉ là đám đông khán giả khiến cô hồi hộp mà nội dung vở nhạc kịch khiến Kang nhớ tới chính cuộc đời cô. Đó là hành trình của một cô gái trẻ đã bơi băng qua con sông Đồ Môn, trốn sang Trung Quốc, tiếp tục hành trình dài dằng dặc khác trước khi tới được Hàn Quốc.

Câu chuyện này dường như quen thuộc với bạn bè của Kang ở Haankkum, một trong những cơ sở giáo dục tại Hàn Quốc có nhiệm vụ đào tạo những người đào tẩu Triều Tiên.

Theo SCMP, có khoảng 30.000 người Triều Tiên đào tẩu đang sống ở Hàn Quốc, và có 2.800 người đang tham gia hệ thống giáo dục tại đây.

 

Khoảng 90% trong số đó học tại các trường công, trong khi 10% còn lại học ở những ngôi trường như Haankkum, cơ sở dành riêng cho việc giúp đỡ các học sinh đào tẩu hòa nhập với cộng đồng và bắt đầu cuộc đời mới tại Hàn Quốc.

“Khi đào tẩu, tôi mới chỉ 15 tuổi. Tôi đã bỏ học ở Triều Tiên và tôi cũng không thể được đi học bình thường ở Trung Quốc. Tôi không được học một chữ tiếng Anh”, Kang nói.

Sự chênh lệch về mặt giáo dục là vấn đề lớn với những người đào tẩu và Haankkum, ngôi trường nhận học sinh không phân biệt tuổi tác, có nhiệm vụ khắc phục sự chênh lệch trên.

Học để sinh tồn

Ông Kim Doo-yeon, hiệu trưởng trường Haankkum (Ảnh: SCMP)
Ông Kim Doo-yeon, hiệu trưởng trường Haankkum (Ảnh: SCMP)

Nhiều người đào tẩu Triều Tiên cảm thấy mình lạc lõng trong một thế giới khác lạ khi họ lần đầu tới Hàn Quốc, ông Kim Doo-yeon, hiệu trưởng trường Haankkum cho biết. “Đó là khi họ nhận ra là họ cần được học tập và tìm ra ngôi trường sẵn sàng tiếp nhận họ. Đặc biệt là đối với trẻ con khi chúng sẽ phải bắt kịp được với nền giáo dục tiêu chuẩn cao”, ông Kim nói.

 

Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm tới những ngôi trường này. Yeomyung là ngôi trường được nhiều người đào tẩu theo học nhất, nhận 1,75 triệu USD tiền hỗ trợ hàng năm từ chính phủ. Hay Haankkum cũng nhân được 87.600 USD nhằm chi trả cho cơ sở vật chất và chi phí nhân sự. Các tổ chức Cơ đốc giáo tài trợ phần lớn chi phí hoạt động ở Haankkum nhằm đảm bảo học sinh được miễn học phí và được chi trả tiền sinh hoạt phí.

Ông Kim coi ngôi trường ông đang đứng đầu như là một gia đình lớn. Ông biết tên mọi học sinh và câu chuyện của họ, cách họ tới được Hàn Quốc.

Những ngôi trường như Haankkum đã giúp cho các học sinh tại đây có một lối tư duy khác và đặt ra mục tiêu khác cho cuộc sống. “Tôi đang học hành chăm chỉ để có thể vào được đại học. Tôi muốn đi dạy tiếng Anh sau khi chứng kiến bạn bè mình học rất giỏi môn này và kiếm được công việc tốt”, một người đào tẩu tên Byun nói.

Tuy nhiên, mô hình Haankkum cũng gây ra nhiều tranh cãi. “Tôi cho rằng tốt nhất là người đào tẩu nên học trường công để có thể giao tiếp với các học sinh Hàn Quốc. Người đào tẩu Triều Tiên tới đây và muốn hòa nhập với xã hội thì trường học chính là môi trường giúp họ làm như vậy”, chuyên gia Kim Ji-soo tại viện phát triển giáo dục Hàn Quốc, nhận định.

Mặc dù vậy, nếu như buộc những người đào tẩu hòa nhập ngay vào cuộc sống ở Hàn Quốc, họ có thể cảm thấy “sốc”. Sự khác biệt về tuổi tác, văn hóa đôi khi khiến họ cảm thấy rào cản và khó hòa nhập.

 

Kang nói rằng khi cô nói chuyện với bạn bè người Hàn Quốc, cô cảm thấy rối loạn vì không hiểu họ muốn đề cập tới điều gì. Cô kể rằng từng vô cùng hoang mang khi nghe thấy bạn bè bàn một quyển sách màu xanh và vàng với hình ảnh đồ gia dụng hiện đại bên trong. “Tôi gần như bị loại bỏ khỏi câu chuyện. Tôi không biết Ikea là gì”, Kang nói.

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm