Quốc tế

Bí mật Cục Tình báo Quốc gia Hàn Quốc

Cơ quan tình báo trung ương Hàn Quốc (KCIA) được sáng lập vào năm 1961, và đến năm 1981 thì cơ quan này đổi sang tên mới thành Cơ quan lập kế hoạch an ninh quốc gia (ANSP). Năm 1994, NSP đã sửa đổi luật sau thỏa thuận giữa các đảng cầm quyền và đảng đối lập ở Hàn Quốc...

Vũ khí đặc trị tên lửa hành trình, UAV đến Nagorno-Karabakh / Hơn 61,2 triệu người mắc COVID-19 trên toàn cầu, Nga trở lại vị trí tâm dịch lớn thứ 4 thế giới

Hồ sơ của KCIA xứ kim chi

Cơ quan tình báo trung ương Hàn Quốc (KCIA) được thành lập buổi ban đầu vào ngày 19 tháng 6 năm 1961 dưới sự ủy lạo của Hội đồng tối cao về tái thiết quốc gia (SCNR) ngay sau khi diễn ra cuộc đảo chính quân sự vào ngày 16 tháng 5 năm 1961. Nhiệm vụ chính của KCIA là “giám sát và điều phối các hoạt động tình báo nội địa và quốc tế cùng điều tra tội phạm bởi tất cả các cơ quan tình báo chính phủ, bao gồm cả quân đội”.

Nhiệm vụ của KCIA tương đương với Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cục điều tra liên bang (FBI). Lãnh đạo đầu tiên của KCIA là ông Kim Chong-p'il. Ông Kim (cũng là lãnh đạo của Quân đoàn phản gián quân đội, ACC) đã xây dựng một tổ chức gồm 3.000 thành viên – trở thành cơ quan điều tra và tình báo quyền lực nhất của nền cộng hòa. KCIA đã duy trì một thể chế phức tạp với nhiều cơ quan liên đới với các thực thể chính phủ có quyền ra quyết định quan trọng.

KCIA có quyền phủ quyết đối với những thông tin liên quan đến an ninh quốc gia chiếu theo điều lệ của đạo Luật liên quan bảo vệ các bí mật quân sự (ACPMS) và quan trọng hơn là KCIA có quyền phủ quyết đối với các cơ quan khác thông qua các chức năng giám sát và điều phối của nó. Quyền lực không giới hạn của KCIA trong điều tra và bắt giữ bất kỳ người nào bị cáo buộc có hành vi chống đối đã làm giới hạn nghiêm trọng quyền bất đồng chính kiến hoặc chỉ trích chế độ.

Ông Chun Doo Hwan, người từng có thời gian làm Giám đốc KCIA, chịu trách nhiệm gây ra nhiều vụ bắt bớ chính trị và đàn áp sinh viên. Ảnh nguồn: Wiki Commons.

Việc thường xuyên thẩm vấn, giam giữ hay thậm chí truy tố những người bất đồng chính kiến, các cá nhân đối lập, và lực lượng phóng viên đã gây nguy hại nghiêm trọng đến quyền tự do căn bản và tạo ra bầu không khí đàn áp chính trị. Dưới thời cầm quyền của ông Park Chung-Hee, việc thiếu tiến bộ trong các quyền tự do dân sự đã tiếp tục được biện minh khi đề cập đến mối đe dọa từ bên ngoài. Thậm chí khi đối mặt với quyền lực của KCIA thì ảnh hưởng của Bộ Nội vụ và cảnh sát cũng bị suy giảm.

Chính phủ Hàn Quốc thường sử dụng lệnh thiết quân luật hoặc lệnh đồn trú để đối phó với bất ổn chính trị. Từ năm 1961 đến năm 1979, thiết quân lệnh đã được ban ra 8 lần. Minh chứng là vào ngày 15 tháng 10 năm 1971, lệnh đồn trú đã làm kích hoạt những cuộc biểu tình của sinh viên, kết quả là 2000 sinh viên bị bắt giữ.

Một năm sau đó, ngày 17 tháng 10 năm 1972, lãnh đạo Park Chung-Hee ra tuyên bố thiết quân luật, giải tán Quốc hội và quản thúc nhiều thủ lĩnh phe đối lập. Đến tháng 11 năm 1972, Hiến pháp Yusin (Yusin nghĩa là Hồi sinh) đã được ban hành nhằm tăng cường quyền lực cho Tổng thống, nó được phê chuẩn thông qua cuộc trưng cầu dân ý dưới lệnh thiết quân luật. Ngay sau khi Hiến pháp Yusin được thiết lập, chính phủ đã trở nên độc tài hơn khi nó được điều chỉnh bởi các sắc lệnh khẩn cấp của Tổng thống: 9 sắc lệnh khẩn cấp đã được ban hành từ tháng Giêng năm 1974 đến tháng 5 năm 1975.

Chế độ ông Park đã củng cố đạo Luật an ninh quốc gia vào năm 1960 và điền thêm Luật chống cộng sản. Theo hai đạo luật này và Luật khẩn cấp số 9 tuyên bố rằng bất kỳ hành động chống chính phủ nào bao gồm các bài phát biểu và bài viết chỉ trích đều bị hiểu là hành vi phạm tội “có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản hoặc thành viên cộng sản” hoặc “trợ giúp cho các tổ chức chống chính phủ”.

Do đó mà các hành vi đe dọa chính trị, bắt bớ tùy tiện, giam giữ phòng ngừa, và ngược dãi tù nhân không phải là hiếm. Sự phản đối chính phủ ông Park đã gia tăng chí ít là khi nền kinh tế Hàn Quốc bị sút kém vào năm 1979. Tình trạng bất ổn lao động và sự phản ứng ngay trong chính phủ Hàn Quốc đã làm kích động sự từ chức hàng loạt của các thành viên đối lập trong Quốc hội, cùng các cuộc biểu tình của sinh viên và công nhân ở Pusan, Masan và Ch'angwon, chính phủ tuyên bố thiết quân luật ở những thành phố này.

 

Trước bầu không khí sặc mùi khủng bố cùng sự bất mãn với khả năng điều hành đất nước của Tổng thống Park, vào ngày 26 tháng 10 năm 1979, thủ lĩnh KCIA là Kim Chae-gyu đã cho người ám toán Park Chung-Hee và người đứng đầu Lực lượng an ninh Tổng thống, Ch'a Chi-ch'ol, nhưng sau đó chính Chae-gyu đã bị bắt.

Tình trạng thiết quân luật khẩn cấp ngay tức khắc được ban bố để đối phó với cuộc khủng hoảng, người đứng đầu Bộ chỉ huy an ninh quốc phòng, Thiếu tướng Chun Doo Hwan trở thành tân Tổng thống Hàn Quốc. Sau vụ ám sát Tổng thống Park Chung-Hee vào năm 1979 bởi giám đốc KCIA thì cơ quan này đã bị thanh trừng, và tạm thời mất nhiều ghế quyền lực trong bộ máy. Tổng thống Chun Doo Hwan cũng tạm thời giữ quyền giám đốc điều hành của KCIA từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1980 nhằm mở rộng quyền lực ngoài quân đội của mình.

ANSP – Cơ quan thu thập tình báo mật

Nhưng ngay cả sau khi xảy ra vụ mưu sát Tổng thống Park, chính phủ mới vẫn không dỡ bỏ lệnh thiết quân luật. Sinh viên phát động biểu tình và khi đó người đứng đầu quân đội Hàn Quốc là Thượng tướng Chun Doo Hwan (kiêm luôn chức vụ Tổng thống và giám đốc KCIA) đã ban lệnh cấm các hoạt động quân sự, bắt giữ nhiều chính trị gia cầm quyền và đối lập.

Ở Kwangju, lệnh thiết quân luật được mở rộng và việc bắt giữ Kim Dae Jung đã làm kích hoạt biểu tình dữ dội. Suốt 9 ngày, chính phủ Hàn vẫn không làm chủ được tình hình ở Kwangju sau khi 200 người chết. Mặt khác, sau khi đổi tên thành Cơ quan lập kế hoạch an ninh quốc gia (ANSP) thì cơ quan này cũng như KCIA chịu trách nhiệm cấp độ nội các trước Tổng thống. Giám đốc ANSP tiếp tục được trực tiếp tiếp cận Tổng thống. Tới tháng 3 năm 1981, ANSP trở thành cơ quan chuyên trách xử lý mọi thông tin tình báo.

 

Mọi cơ quan tình báo khác ở Hàn Quốc cùng có trách nhiệm phối hợp với ANSP để xử lý tình báo. Cuối năm 1981, luật được thông qua đã tái khẳng định chức vụ, quyền hạn của ANSP bao gồm thu thập, biên soạn và phân phối thông tin nội địa và quốc tế liên quan đến an ninh công chống lại thành viên cộng sản và các âm mưu hạ bệ chính phủ.

Việc duy trì an toàn công cộng với các tài liệu, vật liệu, cơ sở… được xác định là các bí mật nhà nước và là mục tiêu của ANSP, cũng như đảm trách điều tra tội phạm chống đối, ngoại xâm, phản loạn, đồng lõa và tiếp tay cho kẻ thù, hé lộ các bí mật quân sự, và những tội danh được quy định trong Luật liên quan bảo vệ các bí mật quân sự và Luật an ninh quốc gia. Các nhân viên tình báo của ANSP sẽ thực hiện điều tra tội phạm, giám sát công tác thu thập tình báo, cùng việc biên soạn và phân phối tin tình báo cho các cơ quan khác nhằm duy trì an toàn công cộng. Đến năm 1983, ANSP đã trở nên nổi tiếng là tổ chức tình báo ưu việt ở Hàn Quốc và quốc tế.

Điều nên biết rằng cả ANSP và DSC (Bộ chỉ huy An ninh quốc phòng) không chỉ thu thập tình báo nội địa mà còn tiếp tục hoạt động về “chính trị tình báo”.

Tổng hành dinh Cơ quan Tình báo trung ương Hàn Quốc (KCIA, còn có các tên khác là ANSP, NIS). Ảnh nguồn: AsiaOne.

Mặt khác, Luật liên quan đến hội họp và biểu tình (ACAD) đã giới hạn sự chống đối chính trị bằng cách cấm những cuộc hội họp có khả năng “phá hoại” trật tự công. Cảnh sát bắt buộc nâng cao thông báo đối với các cuộc biểu tình. Những cá nhân vi phạm bị phạt tù cao nhất là 7 năm. Luật ACAD thường xuyên áp dụng để kiểm soát hoạt động chính trị trong nền Đệ ngũ cộng hòa, và chế độ của Chun Doo Hwan chịu trách nhiệm cho hơn 84% trong số 6.701 cuộc điều tra chiếu theo ACAD.

Sự hiện diện an ninh có mặt ở các trung tâm thành phố, gần các ký túc xá đại học, văn phòng chính phủ và đảng, các trung tâm truyền thông. Công dân, đặc biệt là sinh viên và thanh niên trẻ thường hay bị yêu cầu ngừng lại, và thẩm vấn. Một lượng lớn cảnh sát chiến đấu (CP) đã tiến hành giam giữ hàng ngàn người biểu tình trong thời gian ngắn, và truy tố những người cầm đầu.

 

Sau năm 1985, luật an ninh quốc gia (NSA) đã tăng cường được sử dụng để đàn áp bất đồng nội địa. Việc hỏi cung của các cơ quan tình báo không chỉ bao gồm các hành vi ngược đãi tâm lý và thể chất mà còn là tra tấn theo đúng nghĩa đen. Đỉnh điểm của vụ việc là vào năm 1987, việc tra tấn và làm chết sinh viên Pak Chong-ch'ol của Đại học quốc gia Seoul đã kích hoạt sự chống đối công khai đối với các chiến thuật đàn áp hà khắc của chính phủ.

Các cơ quan tình báo không chỉ giam giữ những người bị cáo buộc bất đồng chính kiến với các luật của chính phủ, mà còn áp dụng nhiều hình thức giam giữ khác nhau, gồm: quản thúc tại gia với những chính trị gia đối lập. Nhiều nhà chính trị, lãnh đạo tôn giáo và các đối tượng bất đồng chính kiến khác bị các đặc vụ chính phủ theo dõi. Còn các thành phần đối lập trong Quốc hội đã tố ngược lại họ bị nghe lén điện thoại và đánh chặn thông tin liên lạc.

Hoạt động nghe lén vô tuyến từ miền Bắc vào năm 1990 bị cho là bất hợp pháp. Tương tự như vậy, sách hay các văn hóa phẩm khác có nội dung lật đổ, thân cộng sản hay ủng hộ chính quyền miền Bắc đều bị cho là phạm pháp; các tác giả, nhà xuất bản, nhà in và nhà phân phối các tài liệu này đều là đối tượng để bắt giữ. Việc cảnh sát sử dụng hơi cay (Năm 1987, cảnh sát đã ném 260.000 quả đạn hơi cay vào đám đông nhằm giải tán các cuộc biểu tình) ngày càng bị chỉ trích và đến năm 1989 thì việc sử dụng hơi cay đã bị hạn chế theo luật.

Năm 1990, cấu trúc tổ chức của ANSP đã được chính quyền Seoul phân loại. Bất chấp những biến cố chính trị và xã hội trong thời Đệ lục cộng hòa, ANSP vẫn xem việc hỗ trợ và duy trì quyền lực của Tổng thống là một trong những vai trò quan trọng nhất. Tuy vậy cũng trong thời kỳ này, quyền lực nội địa của ANSP đã bị giới hạn.

Những cải tổ mạnh mẽ

 

Theo đó, ANSP, DSC, Văn phòng tổng công tố (OPG), Cảnh sát quốc gia Hàn Quốc (KNP) và Bộ Tư pháp đều cử đặc vụ của họ hoạt động trong quốc hội để thu thập thông tin về hoạt động của các chính trị gia. Nhưng đến tháng 5 năm 1988, các điệp viên ANSP cùng với điệp viên của các cơ quan tình báo khác đã rút khỏi tòa nhà quốc hội.

Ngân sách của ANSP không công bố cho công luận, và nó cũng úp mở ngân sách tại quốc hội trong các phiên họp kín. Và đến tháng 7 năm 1989, lần đầu tiên sau 18 năm trước sức ép của các đảng đối lập và công luận, ANSP đã bị đưa vào diện thanh tra và kiểm toán bởi quốc hội. Đến năm 1988, ANSP đã loại bỏ các đặc vụ khỏi Tòa hình sự Seoul và Tòa tối cao. Tuy nhiên vào năm 1990, ANSP đã tham gia sâu vào chính trị trong nước, cũng như không sẵn sàng từ bỏ quyền lực nhằm ngăn chặn các ý tưởng cấp tiến của Hàn Quốc.

Bất chấp một thỏa thuận có từ tháng 9 năm 1989 bởi các nhà hoạch định chính sách từ đảng cầm quyền và đảng đối lập nhằm tước bỏ quyền lực của ANSP đối với công tác điều tra hoạt động liên quan đến miền Bắc (một tội ác chiếu theo Luật an ninh quốc gia, NSA), ANSP không hề hấn gì và vẫn tiếp tục can thiệp những nỗ lực hất cẳng chính phủ. ANSP tiếp tục thẩm vấn các sinh viên cấp tiến và lãnh tụ bất đồng chính kiến mà không cần giải thích.

Đáp lại những cáo buộc chỉ trích về vi phạm nhân quyền, ANSP đã thành lập một “văn phòng quan sát” nhằm giám sát các cuộc điều tra nội địa và ngăn ngừa các đặc vụ lạm dụng quyền lực của họ khi thẩm vấn các đối tượng hoài nghi. Ngoài khía cạnh an ninh nội địa gây tranh cãi, ANSP cũng nổi tiếng về công tác thu thập và phân tích tin tình báo nước ngoài nhằm điều tra các tội ngoại kiều Hàn Quốc liên quan đến lật đổ cùng những bí mật quân sự.

Danh tiếng hoạt động phản gián của ANSP cũng thật sự xuất sắc. Cơ quan này chuyên theo dõi du khách nhằm ngăn ngừa các hoạt động gián điệp công nghiệp và quân sự. Tiếp sau những thành công ngoại giao hồi cuối thập niên 1980 – việc ANSP thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô và Đông Âu, cũng như tăng cường các cuộc tiếp xúc không chính thức với Trung Quốc, Mông Cổ và Việt Nam – đã cho thấy sứ mạng này ngày càng trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Năm 1995, khi di dời sang một tòa nhà tình báo mới được trang bị các thiết bị tối tân ở Naegok-dong (Nam Seoul), NSP đã đặt tham vọng trở thành cơ quan tình báo tiên tiến trong thế kỷ 21. Đến ngày 22 tháng Giêng năm 1999, ANSP một lần nữa lại đổi tên thành Cục tình báo quốc gia (NIS).

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm