Quốc tế

Bí mật quân sự: Quân đội 2050- binh sĩ mình đồng da sắt và vũ khí đáng sợ

Các binh sĩ robot mình đồng da sắt và xe tăng khổng lồ, nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm của Quân đội Mỹ Alexander Kott phân tích quá trình phát triển vũ khí trong 7 thế kỷ qua, và đưa ra dự đoán về các loại vũ khí sẽ được sử dụng bởi quân đội của các nước phát triển vào giữa thế kỷ XXI.

Sau đây là bài của Sputnik về những dự báo, giả định và quan điểm của các chuyên gia quân sự.

Bộ binh hạng nặng

Nhà khoa học người Mỹ đã dựa vào định luật được xây dựng hơn 50 năm trước bởi Gordon Moore - một trong những sáng lập viên của tập đoàn sản xuất chip máy tính. Dữ liệu ban đầu của Alexander Kott là thời gian tạo ra vũ khí, các chỉ số về tốc độ và trọng lượng viên đạn, tính cơ động và tốc độ bắn. Nhà khoa học đã bắt đầu công việc này từ việc nghiên cứu các đặc điểm của nỏ - loại vũ khí thời Trung cổ, và kết thúc bằng các loại vũ khí bộ binh và xe bọc thép hiện đại.

Vũ khí bội siêu thanh

Theo ông Kott, trong năm 2050, các binh sĩ tương lai có thể mặc bộ áo giáp mình đồng da sắt - exoskeleton. Hơn nữa, ngoài bộ áo giáp như vậy, binh sĩ tương lai sẽ được trang bị súng máy hạng nặng - như QJZ-89 của Trung Quốc hay Korda của Nga. Tác giả của nghiên cứu chắc chắn rằng, trong tương lai, động cơ servo và pin sẽ là đủ mạnh để giảm độ giật khi bắn loại súng này. Bây giờ các bộ áo giáp exoskeleton chưa có những đặc điểm như vậy, mặc dù ngành sản xuất exoskeleton đang phát triển nhanh chóng.

Hiện nay, exoskeleton là khung thép với hệ thống truyền động điện xảo quyệt, lặp lại cơ chế sinh học của cơ bắp và cho phép người điều khiển nâng vật nặng gấp đôi so với khả năng của một người lính bình thường. Vào tháng 9 năm 2010, tập đoàn Raytheon của Mỹ đã giới thiệu hệ thống XOS-2 làm tăng sức mạnh của người mặc bằng cách sử dụng các động cơ thủy lực áp suất cao, hệ thống cảm biến, truyền động và điều khiển để chịu được một tải trọng lớn trong khi vẫn đủ nhẹ nhàng, linh hoạt để người mặc có thể tâng bóng. Các nhà phát triển đang chuẩn bị một nguyên mẫu nặng khoảng 100 kg, bao gồm bộ điều khiển, cảm biến, nhôm và thép cường độ cao.

Vấn đề duy nhất mà các nhà thiết kế chưa thể giải quyết là nguồn năng lượng. Hiện nay, XOS-2 vẫn phải sử dụng một ổ cắm điện. Tại Nga, công ty GB Engineering đang phát triển các bộ exoskeleton. Thiết bị cơ khí có khớp nối EO-01.02 bảo vệ các khớp và cột sống khi phải mang vác nặng và giảm nhẹ các công việc của người lính. Với thiết bị này, người lính có thể mang tới 70 kg hàng hóa - ba lô đột kích, súng phóng lựu tự động (AGS), hoặc thậm chí súng cối 82 mm với tấm đế.

Trong tương lai gần, exoskeleton sẽ trở nên kỳ lạ”, - ông Igor Korotchenko, Tổng Biên tập của tạp chí Quốc phòng Nga nói với Sputnik. - Theo tôi, exoskeleton không thể trở thành xu hướng chủ đạo. Hiện nay có xu hướng làm cho người lính khó có thể bị tìm ra trong mọi phạm vi của quang phổ. Về mặt chiến thuật, người ta đang sử dụng ngày càng nhiều thiết bị điện tử. Tôi dự kiến bước đột phá trong lĩnh vực này. Các hệ thống thông tin liên lạc, tiếp nhận thông tin đang được hiện đại hóa. Còn exoskeleton chỉ cần thiết để mang hoặc nâng tạ. Có lẽ nó sẽ được sử dụng để mang theo đạn dược cho binh lính. Nhưng, tôi nghi ngờ về việc trong tương lai sẽ xuất hiện những bộ đồ bọc thép có giá trị đầy đủ".

Quái vật chạy xích

Trong nghiên cứu của mình, ông Alexander Kott lưu ý, xe tăng tương lai sẽ nặng ít nhất 70 tấn và sẽ được trang bị pháo hạng nặng, nặng hơn tiêu chuẩn ngày nay. Ví dụ, các xe tăng chiến đấu chủ lực sẽ nhận được pháo với cỡ nòng từ 155mm đến 155mm. Đồng thời, nhà khoa học dự đoán sự xuất hiện của xe tăng hai chỗ ngồi cỡ nhỏ có tốc độ lên tới 45 km/giờ và tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút. Điều đáng chú ý là xe tăng T-14 mới nhất của Nga trên nền tảng Armata ban đầu được phát triển cho pháo 2A83 sử dụng đạn 152mm.

Đạn có khả năng chọc thủng tấm giáp dày hơn một mét. Xe tăng hiện đại không có sự bảo vệ như vậy, vì vậy các chuyên gia đi đến kết luận rằng, sức mạnh của khẩu pháp này là quá mức. Để so sánh: phiên bản phổ biến nhất của xe tăng Abrams M1A1 có vỏ giáp đủ dày để bảo vệ khỏi đạn xuyên giáp dưới cỡ 680mm.

“Hiện nay trên thế giới có xu hướng tăng cỡ nòng pháo xe tăng”, ông Viktor Murakhovsky, tổng biên tập của Tạp chí “Kho Vũ khí của Tổ quốc”, nói với Sputnik. "Ở Nga, đây là khẩu súng 125mm, ở phương Tây - 120mm. Điều này đã trở thành tiêu chuẩn.Như được biết, các chuyên gia Đức đã cố gắng phát triển pháo 140mm, nhưng, dự án này vẫn chưa đến giai đoạn thử nghiệm. Bây giờ, dự án này đang được hồi sinh cho "xe tăng tương lai Đức- Pháp”.

Nhưng, hiện tại, mọi thứ vẫn trên giấy, trong khi đó pháo 2A83 của chúng tôi đã trải qua mấy lần bắn thử nghiệm". Nói về xe tăng hạng nhẹ, trên thế giới hiện nay rất ít chuyên gia quan tâm đến chủ đề này. Ví dụ, vào giữa tháng 9, tập đoàn Mỹ General Dynamics đã giới thiệu mẫu xe tăng hạng nhẹ mới. Xe chiến đấu Griffin-2 nặng 38 tấn được trang bị vỏ giáp cải tiến và pháo 120mm tương tự như pháo M1A2 Abrams. Mẫu xe tăng mới được thiết kế chủ yếu cho các lực lượng viễn chinh và không quân, kể cả để thả xuống từ trên không.

Theo Sputnik/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo