Quốc tế

Bí mật quân sự: Vũ khí bảo bối mới của pháo binh Nga quét sạch mọi sinh vật

Cuộc pháo kích trải thảm, bức tường lửa và những mảnh vỡ, thay đổi vị trí tác xạ nhanh chóng - quân đội Nga đang sử dụng hệ thống pháo tên lửa phóng loạt Tornado.

Ảnh minh họa

Phiên bản Tornado-S cỡ nòng lớn sẽ gia nhập quân đội cho đến cuối năm 2020. Theo thời gian, các bản vũ khí mới sẽ thay thế hoàn toàn Grad và Tornado đã lỗi thời. Về những hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) độc đáo – trong tài liệu của Sputnik.

Trận mưa tên lửa

Tornado-S là hệ thống pháo phản lực phóng loạt đa năng mạnh và tầm xa nhất trên thế giới. Vũ khí đã được đưa vào phục vụ gần đây: khẩu đội đầu tiên hoạt động từ đầu năm nay. Cuộc ra mắt đã diễn ra vào tháng 4 tại thao trường Kapustin Yar ở vùng Astrakhan - các cuộc tấn công khai hỏa đơn lẻ và theo nhóm được thực hiện vào các mục tiêu giả định. Một xe phóng mang theo 12 đạn phản lực 300 mm, bay tới đích theo hương dẫn của hệ thống điều khiển hỏa lực tự động. Người điều khiển nhận tọa độ các mục tiêu từ vệ tinh trinh sát hoặc máy bay không người lái. Đặc tính này khác biệt với các phiên bản trước và thậm chí giống như loại vũ khí có độ chính xác cao. Đạn phá mảnh và nhiệt áp tiêu diệt nhân lực, trang bị và công sự đối phương ở khoảng cách lên tới 120 km. Đánh giá theo các đặc điểm được công bố bố, hệ thống hoàn toàn thể hiện đúng với tên gọi. Một đợt phóng hoàn chỉnh của Tornado-S có thể được so sánh với một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật - một tá đạn pháo phản lực quét sạch mọi thứ trên diện tích 67 ha. Phiên bản G nhẹ hơn có thể phóng loạt 40 đạn 122 mm ở khoảng cách 40 km. Thời gian một đợt phóng là 20 giây. Các pháo thủ Nga đã thử với Tornado-G ở Syria. Theo kết quả thử nghiệm, đã quyết định tăng cường lớp vỏ giáp bảo vệ trước mìn, cũng như tăng trọng tải khung gầm và sức mạnh động cơ.

Ba loại đạn đã được phát triển cho hệ thống này. Thứ nhất là đạn nổ phá mảnh, mạnh gấp 6 lần so với đạn Grad tiêu chuẩn. Những "mũi tên lửa" như vậy quét sạch nhân lực trên những khu vực trống trải và trong những nơi trú ẩn, phá hủy xe tải và bán tải. Loại thứ hai - đầu đạn chùm (mẹ - con) phân mảnh hay nhiệt áp - đốt cháy xe bọc thép có độ dày vỏ giáp lên tới 140 mm. Những quả đạn pháo loại thứ ba chỉ bay được 20 cây số, nhưng trong các đầu đạn mang theo hàng ngàn phần tử sát thương cỡ 6 và 9 milimet, theo nghĩa đen là quét sạch bộ binh kẻ địch.

Cụ tổ nổi tiếng

MLRS "Tornado" - hậu duệ trực tiếp của các dàn phóng tên lửa BM-13 huyền thoại, có biệt danh là "Katyusha", ra mắt vào tháng 7 năm 1941, trong một loạt phóng đã phá hủy nhân lực và thiết bị Đức quốc xã, tập trung tại nhà ga đường sắt Orsha ở Belarus. Đợt phóng thứ hai đã phá hủy cầu vượt sông Orshitsa với quân đội Wehrmacht trên đó. Hai đợt phóng nổ ầm ầm nối tiếp nhau khiến người Đức sững sờ đến nỗi họ tạm thời ngừng cuộc tấn công theo hướng này.

“Katyusha" rất cơ động: sau khi thực hiện nhiều lần phóng, đơn vị nhanh chóng thay đổi vị trí và tránh khỏi cuộc tấn công trả đũa của địch. BM-13 thường được sử dụng tại những nơi khó khăn nhất của mặt trận, và người Đức, muốn thu ít nhất một bản mẫu để nghiên cứu, đã mở ra một cuộc săn lùng thực sự loại vũ khí này. Để tránh rơi vào tay đối phương, mỗi hệ thống đều có thiết bị tự hủy. Những lợi thế chính của pháo phản lực so với pháo cổ điển là mật độ dày đặc của hỏa lực và diện tích trải thảm khổng lồ.

Hệ thống Tonador-G

Sau Thế chiến II, quân đội Liên Xô đã nhận được thế hệ thứ hai - BM-21 Grad. Vũ khí này đã trở nên thực sự phổ biến: hơn 8500 bệ phóng đã rời khỏi dây chuyền lắp ráp. Quân đội của hơn 30 quốc gia được trang bị, tham gia vào nhiều cuộc xung đột quân sự. Các phiên bản nâng cấp tới nay vẫn là cơ sở của binh chủng pháo binh tên lửa Nga. Một loại MLRS khác - "Uragan" - tương tự "Grad" với tầm xa và công suất lớn hơn được sử dụng rộng rãi ở Afghanistan, Chechnya, Trung Đông.

Một trong những phát triển mới nhất - hệ thống 300 mm Smerch – nằm trong danh sách "vũ khí nguy hiểm nhất của Nga" cùng với xe tăng T-90, tên lửa Iskander và phòng không S-400, do các nhà phân tích quân sự Hoa Kỳ phân loại.

Hướng phát triển của phương Tây

Ở phương Tây, việc phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt bắt đầu muộn hơn nhiều so với Liên Xô.

Vì vậy quân đội Mỹchỉ nhận được MLRS (Multy Launch Rocket System) vào đầu những năm 1980. Không giống như các hệ thống Liên Xô, bệ phóng của Mỹ dựa trên khung gầm xe bọc thép M2 Bradley. Theo ý tưởng của các nhà thiết kế, một giải pháp như vậy sẽ cải thiện khả năng di chuyển trên địa hình xấu của MLRS, tuy nhiên, như thực tế đã chỉ ra, những chiếc xe đã giảm rất nhiều khả năng di chuyển. Ngoài ra, thiết bị bánh xích khó vận chuyển hơn bằng máy bay.

Bệ phóng của Mỹ không có ống dẫn hướng, và đạn cỡ 227 mm được đặt trong hai thùng chứa vận chuyển dùng một lần, sáu đạn mỗi thùng chứa, với đầu đạn phân mảnh hoặc chùm bi. Ngoài ra cũng phát triển đầu đạn chống tăng cho MLRS. Tầm bắn - từ 30 đến 40 km, tùy thuộc vào loại đạn. Một loạt phóng đầy đủ cần một phút. Trong kho vũ khí của Mỹ có một hệ thống MLRS khác - HIMARS mang tính cơ động cao. Được đặt trên khung gầm có bánh xe, giúp cơ động và nhỏ gọn hơn. Bệ phóng, được thông qua vào năm 2003, có thiết kế tương tự MLRS trên bánh xích. Tuy nhiên, chỉ có 6 đạn 227 mm trong container.

Ngoài ra, hệ thống có thể mang theo một tên lửa đạn đạo tầm ngắn ATACMS. Lần đầu tiên, người Mỹ sử dụng ồ ạt MLRS trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc ở Iraq. Hàng trăm hệ thống MLRS đã phóng hàng chục ngàn đạn pháo không điều khiển vào lực lượng Iraq. Khi đó đã xác định được những điểm thua kém so với vũ khí. Ví dụ, pháo phản lực phóng loạt của Mỹ thường thiếu hụt tầm bắn và đầu đạn không đủ sức mạnh để phá hủy hiệu quả phương tiện bọc thép.

Theo Sputnik/Dân Việt

loading...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo