Quốc tế

Bị Nga ghẻ lạnh, Israel ngả vào vòng tay Trung Quốc, Mỹ hốt hoảng

Trong suốt chuyến thăm tới Israel của Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã hết lời ca ngợi “mối quan hệ ngày càng tăng” giữa hai nước. Điều này đã gửi đi thông điệp đang suy ngẫm tới Washington.

Uy lực tên lửa Nga mạnh cỡ nào khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước hạt nhân? / Israel sẽ đảm bảo lợi ích của mình mặc các hệ thống S-300 Nga được triển khai ở Syria

Theo National Interest, trong khi quan hệ với Moscow rạn nứt nghiêm trọng vì sự cố trinh sát cơ Nga Il-20 bị bắn hạ ở Syria hồi tháng 9, thì quan hệ giữa Tev Avil và Bắc Kinh lại ấm lên đáng kể.

Sự ấm lên trong quan hệ giữa Israel và đối thủ chính của Mỹ đã gửi thông điệp rõ ràng đến Washington rằng, nước này không thể trông cậy vào sự hỗ trợ vô điều kiện của Israel nữa. Theo đó, Mỹ nên quan ngại về việc đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông của nước này đang tìm kiếm quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc.

Israel và Trung Quốc đang xích lại gần nhau khiến Mỹ lo sốt vó.

Israel và Trung Quốc đang xích lại gần nhau khiến Mỹ lo sốt vó.

Kể từ khi Israel thành lập vào năm 1948, nước này đã phụ thuộc rất nhiều vào Washington về mặt quân sự, hợp tác kinh tế và ngoại giao. Đổi lại, Mỹ biến Israel thành trụ cột quan trọng trong chiến lược Trung Đông thời hậu chiến, ban đầu là nhằm chống lại ảnh hưởng của Liên Xô và gần đây là chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.

Tuy nhiên, sự gia tăng về kinh tế và quân sự của Trung Quốc có thể đẩy Israel ra khỏi vòng tay Washington để hướng về phía Bắc Kinh, National Interest nhận định. Chuyến thăm của Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn tới Israel tháng trước có thể được xem là dấu hiệu báo hiệu điều đó.

Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Israel đã tăng vọt từ 50 triệu USD năm 1992 lên 10 tỷ USD năm 2013, trong khi đầu tư của Trung Quốc vào Israel đạt 16 tỷ USD vào năm 2016. Nền văn hóa khởi nghiệp của Israel được cho là đặc biệt thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất tiên tiến và công nghệ cao.

Ngoài ra, vị trí địa chính trị của Israel cũng được xem là "rất có ích" đối với Trung Quốc. Bắc Kinh có thể sớm đưa Israe vào Sáng kiến ​​Vành đai và con đường khi nước này có tiềm năng lớn như một nhà cung cấp năng lượng và là cầu nối tới các thị trường ở châu Phi, châu Âu và phần còn lại của Trung Đông.

 

Trung Quốc cũng đã xây 1 cảng ở Ashdod, miền Nam Israel và đang kỳ vọng sẽ tăng ảnh hưởng của nước này ở Địa Trung Hải, nơi Mỹ đã hiện diện từ lâu.

Sự hiện diện của Trung Quốc trên bờ biển Israel được cho là sẽ làm giảm quyền lực quân sự của Mỹ trong khu vực.

Theo đó, nếu Israel tiến gần hơn vào phạm vi ảnh hưởng của Bắc Kinh, Washington sẽ mất một trong những đồng minh đáng tin cậy nhất tại thời điểm nước này đang cần mọi sự hỗ trợ để chống lại Trung Quốc.

Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm