Quốc tế

Bị tấn công hạt nhân, Nga có bao nhiêu phút để quyết định sống còn?

Khoảng thời gian mà giới quân sự cũng như chính trị Nga cần phải đưa ra quyết định mang tính sống còn trong trường hợp họ bị tấn công hạt nhân là điều mà truyền thông quốc tế luôn quan tâm sâu sắc.

Một chỉ huy lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga mới đây đã tiết lộ rằng các mục tiêu chính của họ trong tương lai có liên quan đến việc nâng cấp các hệ thống cảnh báo và mở rộng những trung tâm định vị phóng xạ.

Đây là điều đặc biệt quan trọng bởi vì liên quan trực tiếp đến việc họ sẽ mất ít thời gian hơn để ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm năng và đưa ra quyết định có tính toán.

Trong trường hợp có tín hiệu cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân chống lại Nga, chính quyền nước này sẽ có hàng chục phút để đưa ra quyết định về một biện pháp đối xứng.

Thông tin trên được Thiếu tướng Anatoly Nestechuk - Tham mưu trưởng Tập đoàn quân số 15 thuộc lực lượng Không quân - Vũ trụ Nga cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Echo of Moscow.

Thời gian bay của tên lửa có thể khác nhau tùy thuộc vào hướng, nơi nó đến và quỹ đạo bay như thế nào. Chỉ số này đòi hỏi sức mạnh ý chí thực sự nghiêm túc để nhanh chóng đưa ra quyết định, ông Nestechuk cho biết.

Nói chung thời gian là rất đầy đủ, đó không phải chỉ là vài phút, không phải 10 phút mà thực tế sẽ lên tới hàng chục phút, Thiếu tướng Anatoly Nestechuk giải thích rõ.

Ông này còn tuyên bố rằng lực lượng Không quân - Vũ trụ đang đề xuất xây dựng các trạm định vị phóng xạ cho hệ thống cảnh báo tấn công hạt nhân như là một phần của chương trình vũ khí nhà nước sau năm 2025.

"Đây là điều rất quan trọng đối với chúng tôi để nhận dữ liệu về đối thủ từ các hướng chiến lược khác nhau. Chúng tôi biết những nơi này và đang làm việc tích cực để Bộ Quốc phòng đưa vào chương trình vũ khí nhà nước".

Theo kế hoạch, năm 2021 sẽ thấy một địa điểm như vậy ở Vorkuta, miền Bắc nước Nga. Sang năm 2022, trạm tiếp theo sẽ được xây dựng ở Olvianorsk thuộc vùng Murmansk, và vào năm 2024 - tại Sevastopol, Crimea.

Chính quyền Nga đã nhắc lại nhiều lần rằng họ coi vũ khí hạt nhân là một biện pháp phòng thủ, nhấn mạnh về mặt lý thuyết, Matxcơva có thể chỉ tấn công như một động thái đối xứng.

Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, một quyết định như vậy có thể đi kèm nếu các hệ thống cảnh báo tấn công hạt nhân không chỉ phát hiện vụ phóng tên lửa mà còn theo dõi chính xác quỹ đạo và thời gian khi đầu đạn tới lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga lưu ý rằng vấn đề an ninh quốc tế trở nên tồi tệ hơn sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), đồng thời bổ sung rằng Nga sẽ phải đáp trả nếu Mỹ đặt tên lửa tại châu Á.

Trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực giữa các siêu cường quân sự, giới chuyên gia quốc tế nhận định rằng sẽ "không có người chiến thắng".

Lý do là bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay đang tỏ ra không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của vũ khí tấn công chiến lược.

Do vậy tương lai vũ khí hạt nhân nhiều khả năng sẽ chỉ đóng vai trò là phương tiện răn đe chứ không bao giờ được sử dụng trong thực tế.

kienthuc.net.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo