Bom mìn và các vật liệu nổ từng gieo rắc đau thương ở Campuchia
Thế kỷ 20, mảnh đất Campuchia vướng vào nhiều cuộc chiến tranh kéo dài với hậu quả là tình trạng ô nhiễm bom mìn nặng nề đến tận ngày nay.
Pháo tự hành FH-77BW L-52 Archer: “Cung thủ” mạnh mẽ của Thụy Điển / Infographic: Muốn đánh bại Iran, Không quân Mỹ phải tung hết sức
Các quả đạn pháo và đạn phóng (đã được cắt một phần lớp vỏ để thấy cấu trúc bên trong) được trưng bày tại một đơn vị rà phá bom mìn ở tỉnh Siem Reap, Campuchia.
Hoàn cảnh lịch sử và vị trí địa lý đã khiến cho Campuchia dính vào nhiều cuộc xung đột quốc tế và nội chiến. Giai đoạn 1979-1998, chiến sự vẫn xảy ra trong lòng đất nước của Angkor Wat. Trong ảnh là bản đồ ô nhiễm bom mìn và vật liệu nổ ở Campuchia. Hình ảnh được chụp tại đơn vị rà phá bom mìn thuộc cơ quan CMAC, Campuchia, vào giữa tháng 6/2019.
Hiện vật tái hiện lại cảnh tượng mìn và hoạt động gỡ mìn ngoài thực địa.
Rất nhiều loại mìn (được gỡ thành công) được trưng bày tại đơn vị CMAC nói trên. CMAC là viết tắt bằng tiếng Anh của cụm từ “Trung tâm Hành động Bom mìn Campuchia”.
Những trái mìn này một thời đe dọa tính mạng của các binh sĩ tham chiến cũng như các dân thường vô tội. Ngày nay vẫn còn người dân Campuchia tiếp tục bị thương vong và tàn tật do bom mìn sót lại sau chiến tranh.
Bảng giới thiệu về loại bom chùm CBU-52B nặng gần 4 tạ, do Mỹ sản xuất và được sử dụng tại chiến trường Campuchia.
Hiện vật minh họa về cơ chế hoạt động của bom chùm – một loại vũ khí sát thương vô cùng nguy hiểm và tàn ác.
Danh sách các loại bom đạn chùm đã được thả lên đất Campuchia trong chiến tranh.
Một số loại đạn súng chống tăng.
Đạn súng cối.
Chú thích về loại bom MK-84 nặng gần 1 tấn do Mỹ sản xuất và dùng để thả từ máy bay.
Bức hình này cho thấy kích cỡ khủng của các trái bom từng được ném xuống Campuchia.
Các cuốn sách hướng dẫn về bảo đảm an toàn trước bom mìn còn nằm rải rác trong đất đai Campuchia.
Các loại vũ khí cũ thời chiến tranh nay được các nhân viên CMAC ghép lại thành hình một chiếc xe tăng.
“Dàn pháo phản lực” ghép từ vũ khí hỏng.
“Chú voi Hòa bình” được ghép từ các quả mìn và đạn.
Một chú chuột được sử dụng để dò mìn.
Khu vực thử nghiệm chuột dò mìn.
Biển cấm “nguy hiểm, có mìn!”.
Chó nghiệp vụ của CMAC dùng cho hoạt động dò mìn.
Thực hành dò mìn bằng thiết bị chuyên dụng ở .
Đơn vị CMAC ở Siem Reap cho nổ mìn “thị phạm” trong khuôn viên của họ để khách tham quan cảm nhận mức độ nguy hiểm của bom mìn còn sót lại từ thời chiến tranh.
Theo vov.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo